Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Nguyên tắc và các vấn đề lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Nguyên tắc và các vấn đề lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Nguyên tắc và các vấn đề lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau
5 (100%) 4 votes

Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau.

viem-amidan-khong-nen-an-gi

  1. Dùng thuốc sớm:

Nên điều trị sớm trước khi cơn đau xảy ra hoặc ngay khi cơn đau khởi phát, ngăn cơn đau cấp trở thành cơn đau mạn tính, khó chữa.

  1. Phối hợp các phương pháp:

Thuốc là biện pháp điều trị cơ bản nhưng các biện pháp điều trị bằng tâm lý, vật lý như xoa bóp, nhiệt lạnh … không những góp phần làm tăng tác dụng giảm đau mà còn giúp giảm bớt liều dùng của thuốc.

  1. Tối ưu hóa đường dùng:

+ Đường uống:

Đây là đường thông dụng nhất nhưng thường không đủ hiệu lực đối với loại đau nặng hoặc phải dùng thuốc thường xuyên.

Thông thường nên dùng đường uống. Tuy nhiên, trong các cơn đau nặng, cấp tính hoặc sau phẫu thuật lớn… phải dùng ngay các thuốc giảm đau mạnh loại opioid qua đường tiêm để tránh sốc và ảnh hưởng xấu của đau đến tiến triển của bệnh .

+ Đường tiêm:

Giải quyết được tình trạng đau nặng, tác dụng nhanh nhưng nguy cơ xảy ra tai biến cao.

+ Đường thấm qua da:

Đường dùng này có tác dụng kéo dài nhưng lại không kiểm soát được  liều lượng … Lưu ý rằng thuốc ít tan trong lipid tác dụng chậm nhưng kéo dài, thuốc tan trong lipid khởi phát nhanh nhưng ngắn.

  1. Cá thể hóa liều dùng:

Một điểm chung của Opioid giảm đau là có sự khác biệt lớn về liều lượng giảm đau tối ưu giữa các cá thể.

Có thể khắc phục điều này bằng kỹ thuật giảm đau do người bệnh kiểm soát (patient-controlled analgesia): dùng bơm tiêm được chương trình hóa hoặc tiêm truyền tĩnh mạch được chuẩn độ.

  1. Lựa chọn thuốc thích hợp:

Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam khi lựa chọn thuốc cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau:

Theo WHO, điều trị đau mạn tính áp dụng theo kiểu bậc thang nếu cơn đau kéo dài hoặc gia tăng.

  • Giai đoạn 1: Dùng thuốc không Opioid như NSAIDs.
  • Giai đoạn 2: Dùng thuốc phối hợp + NSAIDs.
  • Giai đoạn 3: Dùng Opioid yếu + thuốc  phối hợp + NSAIDs.
  • Giai đoạn 4: Dùng Opioid mạnh + thuốc  phối hợp + NSAIDs.

tieu-chay-cap-tre

  1. Sử dụng thuốc hỗ trợ:

Mục đích của việc sử dụng thuốc hỗ trợ là làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn:

  • NSAIDs cần dùng kèm giảm tiết acid để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng.
  • OPI cần dùng kèm thuốc chống nôn, chống táo bón.

+ Một số điểm lưu ý:

  • Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân.
  • Thuốc giảm đau có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh. Do đó chỉ nên sử dụng khi thấy thực sự cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Gây mê màng cứng tủy sống trong y khoa: Ứng dụng, quy trình và lợi ích

Gây mê màng cứng tủy sống trong y khoa: Ứng dụng, quy trình và lợi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *