Vàng da là sự gia tăng Bilirubin trong máu. Ở người lớn khi bilirubin toàn phần > 2mg%, ở trẻ sơ sinh khi bilirubin toàn phần > 7mg% sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da.
Theo chuyên gia Y khoa việt nam Vàng da do tắc đường mật bẩm sinh chiếm 60-80% các trường hợp vàng da do tăng Bil TT ở trẻ sơ sinh, các trường hợp này phải được chẩn đoán sớm và điều trị trước 1 tháng để tránh biến chứng sơ gan.
Vàng da do tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh cần được theo dỏi và điều trị thích hợp nếu không dẫn đến biến chứng vàng da nhân, gây tổn tgương tế bào thần kinh không hồi phục
Nguyên nhân hội chứng vàng da ở tre sơ sinh
1. Vàng da do tăng bil GT
Vàng da không tán huyết sinh lý
Vàng da sinh lý (VDSL) gặp ở 25-50% sơ sinh đủ tháng
– Xuất hiện trong 24g đầu vàng da đơn thuần không kèm theo gan to, lách to
– Hết vàng da vào ngày thứ 5-7
– Lượng bil/máu có thể lên tới 12-15mg% nhưng thường< 12,9mg%
– Yếu tố thuận lợi:
+ Thiếu vi khuẩn đường ruột
+ Cân nặng lúc sanh thấp
+Thiêú năng lượng, hạ đường huyết đưa đến giảm tổng hợp glucuronyltransferase nên cũng làm tăng VDSL
Vàng da ở trẻ sanh non
– Hầu như trẻ sinh non có CNLS < 2000g đều bị vàng da
– Xảy ra sau 24 giờ
– Do gan chưa trưởng thành
– Bil GT thường < 15mg%
Vàng da do sữa mẹ:
– Xuất hiện trễ khoảng ngày thứ 5
– Gan lách không to, trẻ vẫn khoẻ mạnh bú tốt
– Diễn tiến lành tính nhưng có thể kéo dài nhiều tuần đến vài tháng
– Ngưng bú mẹ vàng da giảm cho bú lại sẽ bị vàng da lại
– Nguyên nhân: trong sữa mẹ có chất Pregnandiol kích thích tăng lipoprotein lipase làm gia tăng acid béo tự do, chất này qua màng ruột đến gan ức chế tổng hợp chất protien Z của men ligandin và glucoronyltranferase làm tăng bili/máu.
Vàng da không tán huyết bệnh lý
– Vàng da do tự tiêu các ổ xuất huyết
– Vàng da do thiểu năng tuyến giáp: do men glucuronyl transferase
– Vàng da do mẹ tiểu đường
– Tắc đường tiêu hoá: do hạ đường huyết và tăng chu trình gan ruột
– Vàng da do thuốc
Vàng da do bệnh tán huyết bẩm sinh
Vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ- con
Bất đồng hệ Rhesus
– Do mẹ có hồng cầu Rh(-), con hồng cầu Rh(+)
– Vàng da sớm trong vòng 24g đầu
– Bili GT tăng cao từ 5mg% ở máu rốn và vượt 20mg%
– Thay máu trong 24g đầu là phương pháp điều trị đặc hiệu nhất
– Nếu không trẻ sẽ chết nhanh chóng do thiếu máu nặng, vàng da nhân
Bất đồng hệ ABO
– Chỉ xảy ra khi mẹ có hồng cầu nhóm O, con có hồng cầu A hoặc B
– Có thể xảy ra ở đứa con đầu tiên
– Xảy ra từ từ rõ nhất khoảng ngày thứ 2-3 sau sanh
– Vàng da mức độ tăng nhanh không kèm theo thiếu máu, có thể gây vàng da nhân
– Cần chiếu đèn sớm hoặc thay máu tránh vàng da nhân
Tán huyết do nhiễm trùng
– Thường do nhiễm trùng huyết trong bào thai
– Sinh ra trẻ vàng da kèm gan lách to đôi khi kèm viêm phúc mạc, viêm màng não mủ
Vàng da do tăng Bilirubin trực tiếp
– Là tình trạng vàng da đi kèm gia tăng Bil TT
– Nguyên nhân do mật không được bài tiết đầy đủ hoặc do tắc nghẽn đường mật
– Vàng da muộn sau 10 ngày tiếp theo sau giai đoạn vàng da sinh lý
– Vàng da không tươi, vàng da chanh, tiểu sậm màu, tiêu phân bạc màu
– Gan to chắc cùng với hiện tượng ứ mật
2. Viêm gan nhiễm trùng
Vi trùng
– Tất cả nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh đều có thể gây tổn thương tể bào gan
– Có thể trong bệnh cảnh của nhiễm trùng huyết bào thai trẻ sinh ra có vàng da kèm gan to, lách to, có thể có viêm phúc mạc, viêm màng não mủ
Vius
– Do Rubella, Cytomegalovirus,viêm gan siêu vi B….
– VGSVB lây chủ yếu từ mẹ sang con trong lúc chuyển dạ do trẻ hít phải dịch tiết âm đạo, do chăm sóc sau sanh ( là đường lây quan trọng nhất)
Các bệnh chuyển hoá
– Bệnh không chuyển hoá được Galactose
– Bệnh không dung nạp Fructose……