Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Những thông tin cần biết về tình trạng huyết áp thấp

Những thông tin cần biết về tình trạng huyết áp thấp

Những thông tin cần biết về tình trạng huyết áp thấp
5 (100%) 1 vote

Huyết áp thấp là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, nó không chỉ có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng mà còn đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vậy phải làm sao để biết mình có bị bệnh huyết áp thấp hay không?

 

Đừng chủ quan với tình trạng huyết áp thấp

Đừng chủ quan với tình trạng huyết áp thấp

Huyết áp bao nhiêu thì được coi là thấp?

Theo những kiến thức Y học được cập nhật, với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg. Tuy nhiên nếu trị số huyết áp dưới 100/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp, với những người được xác định là huyết áp thấp cần tuân thủ việc uống thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ để huyết áp tăng lên. Hiện nay nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là khi huyết áp giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến chóng mặt, đầu óc lâng lâng, có thể khiến người bệnh ngất xỉu hay thậm chí còn đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Biểu hiện của bệnh thấp huyết áp

Huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh. Biểu hiện càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài những trường hợp trên thì huyết áp thấp có thể gặp ở những phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường. Do sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Do rối loạn nhịp tim. Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp. Người mắc bệnh gan.

Khi bị huyết áp thấp người bệnh sẽ có những biểu hiện như là Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt, đau đầu dữ dội hoặc mê sảng, ngất (xỉu), thiếu tập trung, mờ mắt, buồn nôn, da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt, nhịp thở nhanh, nông, mệt mỏi, trầm cảm, cảm giác khát…Một số bệnh nhân huyết áp thấp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch, việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

Huyết áp thấp để lại những hậu quả gì?

Hậu quả của bệnh huyết áp thấp

Hậu quả của bệnh huyết áp thấp

Thông thường người ta chỉ quan tâm đến huyết áp cao và coi thường tình trạng huyết áp thấp. Chính vì chủ quan với bệnh huyết áp thấp mà nhiều người rơi vào nguy hiểm, đột ngột ngã quỵ ra đường, bị thương do ngất, thậm chí gây tử vong bất ngờ.

Theo kênh thông tin Y tế cho biết, một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của huyết áp thấp là liên quan đến bệnh tim mạch như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực… Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương. Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe… sẽ khiến cho tính mạng bị đe dọa.

Nhiều người chủ quan với tình trạng huyết áp thấp, khiến cho tình trạng kéo dài dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Trong nhiều trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp vẫn cảm thấy khỏe mạnh, đôi khi chỉ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, hãy đi khám ngay nếu xuất hiện bất kỳ những triệu chứng nào dưới đây:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)
  • Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Nóng
  • Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)
  • Mê sảng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, người bị huyết áp thấp không nên chủ quan,, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, đặc biệt là những người cao tuổi, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch… để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chất gây nghiện được ứng dụng trong Y tế như thế nào?

Chất gây nghiện được ứng dụng trong Y tế như thế nào?Bình chọn: Chất gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *