Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn
Triệu chứng lâm sàng
Theo thống kê Y khoa Việt Nam đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi, thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệu chứng mới xuất hiện.
Triệu chứng cơ năng
Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm có trường hợp không ho.
Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít sau nhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ.
Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thở rít.
Triệu chứng thực thể:
Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứng thường gặp là:
- Tím trung tâm.
- Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.
- Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).
- Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông.
- Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.
- Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trong đợt cấp
- Thở oxy: 2- 3 lít/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ
- Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực
- Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux
- Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung: salbutamol hoặc Berodual
- Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều
- Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Ampicillin, Gentamicin, Cephalosporin thế hệ 3
Ngoài đợt cấp
- Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh
- Bỏ thuốc lá
- Thuốc giãn phế quản
- Dùng Corticoid