Viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng trầm trọng có thể gây tử vong.
Nguyên nhân Viêm tai giữa
Do viêm nhiễm cấp tính ở mũi họng:
Xuất hiện sau các bệnh như: cúm, sởi hoặc sau các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, u vòm mũi họng …
Nhét mè che mũi sau để quá lâu.
Căn nguyên vi khuẩn: thường do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis, S. aureus.
Sau chấn thương:
Gây rách, thủng màng nhĩ như ngoáy tai bằng vật cứng.
Chấn thương do tiếng nổ, sức ép…
Điều tr bệnh Viêm tai giữa
Giai đoạn khởi phát:
Nhỏ mũi:
Dùng các thuốc co mạch làm cho mũi thông thoáng. Các thuốc thường dùng: Ephedrin, Napthasolin, dầu Gômênon …
Trước khi nhỏ mũi cần xì mũi để tống các chất xuất tiết ứ đọng trong mũi.
Ngày nhỏ từ 5-10 lần.
Xông thuốc:
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Bằng cách hit hơi nước nóng có mang thuốc, hơi nóng có tác dụng giảm xung huyết niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho thuốc có thể thấm vào các khe kẽ của mũi và có thể thấm vào xoang qua các lỗ thông mũi xoang.
Các thuốc dùng để xông là dầu khuynh diệp, dầu Gômênon, dầu gió …
Thời gian xông từ 5-10 phút.
Khí dung mũi:
Phải có máy khí dung.
Máy tác động phân tán dung dịch thuốc thành những hạt nhỏ (từ 1-10mm) hoà tan trong không khí.
Thuốc đưa vào cơ thể theo đường khí dung có tác dụng gấp 5 lần so với đường uống hoặc đường tiêm, do đó dùng liều lượng có thể giảm xuống, khối lượng dùng là 5ml.
Lý liệu pháp:
Có thể sử dụng các phương pháp:
Tia hồng ngoại.
Sóng ngắn.
Kháng sinh:
Đa số vi khuẩn thuộc loại gram (+), sử dụng các kháng sinh sau:
Nhóm beta lactam: Amoxicyllin, Augmentin …
Nhóm Sulfamid: Co-trimazole.
Nhóm macrolid: Erythromycin.
Có thể dùng phối hợp nhóm PNC và Aminosid.
Một số phương pháp khác:
Chống viêm, giảm đau.
Nâng dỡ cơ thể bằng các loại sinh tố
Nhỏ tai Glyxerin bôrat 3%, Otipax…
Giai đoạn toàn phát:
Luôn theo dõi và chích màng nhĩ đúng lúc.
Trường hợp màng nhĩ phồng kiểu vú bò nên chích rạch màng nhĩ.
Những bé có VA nên nạo VA cho trẻ sau khi điều trị ổn định 1-2 tuần.
Theo Y khoa việt Nếu người bệnh đến đã vỡ mủ thì phải làm thuốc tai hàng ngày: lau sạch mủ và rỏ thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị mũi, họng.
Dùng kháng sinh toàn thân.
Các thuốc chống viêm.
Nâng đỡ cơ thể.