Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, trong thời tiết nóng nực ngày hè cộng thêm sự tiếp xúc với nhiều người nguy cơ lây dịch trẻ nhỏ vào những ngày hè là rất cao.
- Bệnh viêm xoang – căn bệnh khó chịu khi chuyển mùa
- Những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp trên
- Nguyên nhân vì sao người cao tuổi lại dễ mắc bệnh viêm phổi
Trẻ thường mắc những bệnh gì vào mùa hè nóng bức?
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi bùng phát trong ngày hè
Hiện nay, bệnh sởi có xu hướng gia tăng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh… Theo số liệu thống kê do ban tin tức Truong Cao dang Duoc Sai Gon cập nhật từ Cục Y tế dự phòng thì từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 19.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa 4 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm hơn 40%, số tử vong giảm 8 trường hợp, tuy nhiên vẫn có xu hướng tăng so với các tháng đầu năm 2018. Trung bình mỗi tuần, cả nước ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc mới SXH, trong đó miền Nam vẫn là điểm nóng của dịch như mọi năm.
Không chỉ có sốt xuất huyết, số trẻ nhập viện do mắc các bệnh tay chân miệng trong thời gian này cũng liên tục tăng với hơn 1.200 trường hợp, có 676 ca nhập viện. Tính cho đến thời điểm này, cả nước ghi nhận gần 13.000 trường hợp mắc, trong đó có gần 7.500 trường hợp nhập viện do tay chân miệng, may mắn không có trường hợp nào bị tử vong. Các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long hiện là những địa phương có số mắc tích lũy/100.000 dân cao nhất. Vì đây là những tỉnh thành phát triển các dịch vụ du lịch ngày hè rất mạnh.
Còn tại Hà Nội như trước đó tin tức y tế đã đăng tải, mặc dù số ca bệnh SXH ở Hà Nội giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, cùng với thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều trở thành điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển.Theo thông tin y tế tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội có gần 110 người mắc SXH. Do chưa có thuốc đặc trị, chưa có vaccine phòng bệnh nên ý thức của cộng đồng là yếu tố quan trọng quyết định việc dịch có bùng phát hay không. Trước tình trạng này, Sở Y tế TP Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy.
Cùng đó, người dân cũng được khuyến cáo nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường, nhất là tại các nhà trẻ, nhà mẫu giáo để phòng bệnh tay chân miệng trong mùa hè. Được biết, trong tuần qua, Hà Nội có tới gần 70 ca mắc tay chân miệng mới, nâng số ca mắc 5 tháng đầu năm 2018 lên gần 600 ca.
Khu giải trí là nơi có nguy cơ lây lan dịch bệnh khá cao cho trẻ
Nguy cơ lây bệnh từ khu vui chơi giải trí
Theo tính toán sơ bộ tính đến thời điểm này đã có gần 20 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch, triển khai hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống SXH. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc và tử vong giảm mạnh, không có tỉnh nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến trong 20 tuần đầu năm 2018, nhưng thời tiết nắng nóng ở miền Bắc những tuần qua và mưa nhiều ở khu vực miền Nam là yếu tố thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi.Vào giữa tháng 5 – 11 nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều chính là khoảng thời tiết vô cùng thuận tiện cho việc đẻ trứng của muỗi vằn. Các nguồn nước thải, nước đọng trong mùa mưa không được xử lý hay làm vệ sinh là môi trường thuận lợi cho loài muỗi sinh sản mạnh và bùng phát thành dịch.
Trước sự diễn biến phức tạp của thời tiết thì còn một nguyên nhân nữa khiến các bệnh như tay chân miệng phát triển đó là tại các khu vui chơi giải trí nơi tập trung hàng trăm trẻ. Vì theo giảng viên T.H.K giảng dạy cao đẳng điều dưỡng tphcm cho rằng, tại những nơi này nếu không được lau chùi, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên chính là yếu tố làm lây lan dịch bệnh. Thực tế đã có rất trẻ bị nóng sốt rồi nổi ban, bóng nước khắp người sau khi đi chơi công viên hoặc trở về từ các siêu thị và trung tâm thương mại, thậm chí bể bơi. Đặc biệt là với những trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị các virut tấn công.
Điều đáng lo ngại hơn cả khi đây cũng chính là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Vì bệnh gia tăng vào mùa hè lại trùng với mùa vải, do đó nhiều người vẫn nhầm tưởng ăn vải là nguyên nhân gây bệnh này. Nhưng thực tế việc ăn vải không liên quan đến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa vải là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển (tháng 5, 6, 7) và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về, mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn