Dược sĩ bán kháng sinh theo đơn, tư vấn cho người bệnh tác dụng, cách dùng của thuốc, góp phần đẩy lùi đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng.
- Những lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên
- 4 phương pháp ăn uống giúp bạn giảm cân thần tốc, an toàn
- Khám sức khỏe hôn nhân, người phụ nữ bất ngờ bị ung thư cổ tử cung
Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng cao. Nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng ở cả người lớn và trẻ em thường gặp dưới hai dạng là nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên hay gặp là viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan có mủ do vi khuẩn, viêm họng do liên cầu. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
Một trong những thách thức lớn tại thời điểm hiện tại đối với việc điều trị nhiễm khuẩn nói chung và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp nói riêng là tình trạng kháng kháng sinh. WHO đã công bố, kháng kháng sinh là một trong 10 vấn đề về sức khỏe mà nhân loại phải đối mặt.
Tại Việt Nam, dược sĩ đóng vai trò rất quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng kháng kháng sinh. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, dược sĩ, nhất là các dược sĩ ở nhà thuốc – dược sĩ cộng đồng thông thường là những người đầu tiên tiếp nhận vấn đề về mặt sức khỏe của người bệnh khi tiếp cận với người bệnh hoặc những người chăm sóc tại nhà thuốc của mình.
Với vai trò này, dược sĩ sẽ góp phần phân loại, đánh giá vấn đề sức khỏe đang có trên người bệnh, xem xét xử lý như nào về mặt chuyên môn cho phù hợp và kịp thời tư vấn chuyển người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết.
Trong một số trường hợp, dược sĩ chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của mình dẫn đến đi quá chức năng, nhiệm vụ là tự đưa ra chẩn đoán, tự kê đơn, tự bán kháng sinh cho người bệnh hoặc tự bán kháng sinh theo yêu cầu người bệnh.
Những nguyên tắc dược sĩ cần lưu ý về kháng kháng sinh
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết để nắm giữ vai trò chủ chốt trong công cuộc chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam, các dược sĩ cộng đồng cần tuân thủ một số nguyên tắc chuyên môn như sau:
- Thứ 1, bán kháng sinh theo đơn. Kháng sinh là loại thuốc rất đặc biệt. Tất cả quy chế về chuyên môn của Bộ Y tế đều quy định thuốc này là thuốc chỉ bán theo đơn của bác sĩ. Dược sĩ phải xác định rất rõ là người đầu tiên để tiếp nhận những vấn đề phàn nàn, yêu cầu về tư vấn sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, dược sĩ phải nhanh chóng phân loại vấn đề đó để tư vấn cho người bệnh.
- Thứ 2, khi có đơn của bác sĩ, dựa trên chẩn đoán của bác sĩ, dược sĩ phải tư vấn bằng chuyên môn, khai thác xem người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc không, phải giải thích, tư vấn được cho họ việc tuân thủ lựa chọn thuốc của bác sĩ. Dược sĩ không điều chỉnh đơn thuốc để bệnh nhân hiểu, tuân thủ đúng đơn thuốc bác sĩ đưa ra.
- Thứ 3, dược sĩ phải tư vấn được cho người bệnh thuốc này dùng tại thời điểm nào, được dùng như thế nào; có hướng dẫn cụ thể, cẩn thận để bệnh nhân dùng đúng thuốc, đúng liều.
- Thứ 4, hướng dẫn người bệnh trong quá trình điều trị có thể gặp tác dụng không mong muốn nào cần lưu ý và cách thức xử trí tương ứng. Với những tác dụng phụ nhẹ nhàng có thể tư vấn để người bệnh yên tâm xử lý theo hướng dẫn chuyên môn. Tuy nhiên, với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được tư vấn tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn xử lý tiếp theo. Cuối cùng, sau khoảng thời gian 3-5 ngày, người bệnh nên được tư vấn khám lại hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để đánh giá đáp ứng với phác đồ điều trị và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Theo Y khoa Việt, Tình trạng kháng kháng sinh, nhất là kháng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp rất cần sự chung tay của cả người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ và dược sĩ cộng đồng. Trong đó, đội ngũ dược sĩ cộng đồng và nhà thuốc nắm giữ vai trò quan trọng nhất. Vì lẽ đó, mỗi dược sĩ cũng như nhà thuốc cần đưa ra được những lời khuyên đúng đắn và phù hợp nhất cho người bệnh.