Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Vậy khi tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên cần lưu ý những gì?
- Bộ Y tế đề nghị bảo vệ lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Có hay không thuốc nhỏ mắt chữa cận thị?
- Giơ hai tay cùng lúc lên cao – mẹo kiểm tra nguy cơ đột quỵ
Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV)
Lịch tiêm phòng định kỳ vắc xin bại liệt bất hoạt là 4 liều khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, khoảng 6 – 18 tháng tuổi, và cuối cùng là từ 4 – 6 tuổi. Liều thứ 4 nên được tiêm khi trẻ từ 4 tuổi trở lên và sau liều trước đó ít nhất 6 tháng. Nếu sử dụng dạng vắc xin kết hợp có chứa IPV, trẻ có thể được tiêm nhiều hơn 4 liều và trước 4 tuổi. Tuy nhiên, vẫn nên tiêm bổ sung thêm 1 liều nữa khi trẻ từ 4 trở lên và sau liều trước đó ít nhất 6 tháng.
Vắc xin cúm
Theo điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng 1 liều vắc xin cúm định kỳ hàng năm. Lựa chọn loại vắc xin phù hợp sẽ dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi – 8 tuổi đã không được tiêm tối thiểu 2 liều vắc xin cúm, nên tiêm bổ sung 2 liều và cách nhau ít nhất 4 tuần. Lưu ý đặc biệt:
- Trẻ bị dị ứng với trứng và phát ban: Do trong vắc xin cúm có chứa một lượng nhỏ protein trứng gà, khi tiêm cho trẻ bị dị ứng với trứng nên lựa chọn loại vắc xin cúm nào theo mùa phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
- Dị ứng với trứng nặng, gây phù mạch, suy hô hấp: Khi tiêm vắc xin cúm hàng năm phải có sự giám sát của bác sĩ để kịp thời nhận biết và kiểm soát các tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
Vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR)
Tiêm phòng định kỳ 2 liều vắc xin MMR, mũi đầu tiên khi trẻ được 12 – 15 tháng, liều thứ 2 vào năm 4 – 6 tuổi. Tiêm liều thứ 2 sớm nhất là 4 tuần sau liều thứ 1. Nếu trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng vắc xin MMR theo lịch khuyến nghị, có thể bổ sung 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần. Độ tuổi tối đa để sử dụng vắc xin sởi, quai bị và rubella là 12 tuổi.
Vắc xin não mô cầu (nhóm A, C, W, Y)
Tiêm phòng định kỳ đủ 2 liều vắc xin não mô cầu, mũi đầu tiên cho trẻ từ 11 – 12 tuổi, mũi thứ 2 cho trẻ vị thành niên 16 tuổi. Một số nhãn hiệu thường gặp hiện nay bao gồm MenACWY-CRM, Menveo, MenACWY-D, và Menactra. Nếu đã bỏ lỡ tiêm chủng theo lịch tiêm chủng dưới 18 tuổi, trẻ có thể tiêm bổ sung như sau:
- Từ 13 – 15 tuổi: Tiêm ngay liều đầu tiên và tăng cường liều thứ 2 trong khoảng 16 – 18 tuổi (khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 8 tuần).
- Từ 16 – 18 tuổi: Chỉ tiêm 1 liều vắc xin não mô cầu.
Chỉ định lâm sàng đối với thanh thiếu niên không có nguy cơ cao mắc não mô cầu nhóm B từ 16 – 23 tuổi (phổ biến nhất là 16- 18 tuổi), việc chủng ngừa vắc xin MenB sẽ dựa trên nhu cầu cá nhân và chỉ định lâm sàng của bác sĩ. Đối với người đã bị cắt hoặc suy giảm chức năng lá lách, (bao gồm cả bệnh hồng cầu hình liềm), thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc đang sử dụng eculizumab:
- Nhãn hiệu Bexsero: Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng
- Nhãn hiệu Trumenba: Tiêm đủ 3 liều, khoảng cách giữa các liều lần lượt là 1 – 2 tháng và 6 tháng.
Vắc xin phế cầu khuẩn
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết tiêm định kỳ đủ 4 liều vắc xin PCV13 khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và cuối cùng là 12 – 15 tháng tuổi. Nếu đã bỏ lỡ lịch tiêm chủng vắc xin PCV13 như khuyến nghị, có thể tiêm bổ sung 1 liều PCV13 còn thiếu cho trẻ em từ 24 – 59 tháng tuổi và đang khỏe mạnh.
Vắc xin Rotavirus
- Rotarix: Tiêm đủ 2 liều khi trẻ được 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi
- RotaTeq: Tiêm đủ 3 liều khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và cuối cùng là 6 tháng tuổi.
Trong trường hợp đã có 1 mũi tiêm sử dụng RotaTeq hoặc không xác định nhãn hiệu, mặc định là tiêm đủ 3 liều. Lưu ý, không được bắt đầu tiêm vắc xin Rotavirus khi trẻ đã đủ 15 tuần tuổi. Độ tuổi tối đa để tiêm liều cuối cùng là trẻ em 8 tháng tuổi.
Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap)
Thanh thiếu niên 11 – 12 tuổi: Tiêm 1 liều vắc xin Tdap. Nếu trẻ đã không tuân thủ đúng theo lịch trình tiêm chủng được khuyến nghị, có thể tiêm bổ sung như sau:
- Thanh thiếu niên từ 13 – 18 tuổi chưa được chủng ngừa: Tiêm ngay 1 liều vắc xin Tdap, sau đó cứ cách 10 năm tiêm tăng cường Td
- Trẻ em vị thành niên từ 7 – 18 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ với DTaP: Tiêm ngay 1 liều vắc xin Tdap nếu cần thêm liều có thể sử dụng Td
- Trẻ em từ 7 – 10 vô tình tiêm trước vắc xin Tdap: Vẫn tiếp tục tiêm 1 liều Tdap như khuyến nghị khi được 11 – 12 tuổi.
Vắc xin thủy đậu
Theo trang tin Y khoa Việt, tiêm phòng định kỳ đủ 2 liều vắc xin thủy đậu, mũi khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ đủ 4 – 6 tuổi. Liều thứ 2 có thể được dùng sau liều đầu tiên sớm nhất là 3 tháng. Đối với trẻ em vị thành niên từ 7 – 18 tuổi mà vẫn chưa có miễn dịch, phải tiêm bổ sung 2 liều như sau:
- Từ 7 – 12 tuổi: Khoảng cách giữa 2 liều thường là 3 tháng (tối thiểu là 4 tuần).
- Từ 13 tuổi trở lên: Khoảng cách giữa 2 liều thường là 4 – 8 tuần (tối thiểu là 4 tuần).