Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Bông ổi

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Bông ổi

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Bông ổi
5 (100%) 13 votes

Cây Bông ổi (hay còn gọi là hoa ngũ sắc) không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là vị thuốc Y học cổ truyền chữa nhiều bệnh. Sau đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Bông ổi.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây bông ổi

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây bông ổi

Cây Bông ổi trong dân gian còn gọi là hoa ngũ sắc, ổi nho, tứ thời, cây hoa cứt lợn, tứ quý, mã anh đơn… Tên khoa học của loài cây này là Lantana camara Linn., thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Trong Y học cổ truyền, hầu như tất cả các bộ phận của cây bông ổi lá, hoa, rễ đều được dùng làm thuốc với tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, cầm máu, giảm đau…

Sau đây Y khoa Việt tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bông ổi.

Bài thuốc YHCT chữa bệnh từ lá cây Bông ổi

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong dân gian người ta thường dùng lá bông ổi giã nát đắp lên những vết thương, vết loét, nơi rắn cắn, cho vào nồi nước xông có tác dụng chữa cảm mạo và cầm máu.

Ngoài ra có thể dùng lá bông ổi chữa viêm da mẩn ngứa bằng cách: dùng cành lá tươi nấu nước ngâm rửa.

Chữa đái tháo đường: dùng cây bông ổi khô (cả hoa, cành, lá) với liều lượng 40g sắc uống thay trà hàng ngày.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ hoa cây Bông ổi

Thành phần hóa học có trong hoa cây bông ổi là 0,07% tinh dầu, các thành phần chủ yếu khác gồm có Humu lene, gama Terpinene, beta-Caryophyllene, alpha-Pinene, Cymene.

Hoa Bông ổi trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết cầm máu, được dùng để điều trị các chứng khái huyết do lao phổi, đau bụng nôn mửa, đau đầu do cảm nắng, viêm âm hộ, eczema, tổn thương do trật đả..

Đau bụng nôn mửa: Lấy khoảng 10-15 hoa bông ổi, sắc kỹ, sau đó hòa với chút muối uống.

Hoặc áp dụng bài thuốc: bông ổi khô tán bột, uống 3-5g với nước ấm.

Chữa Eczema: Lấy hoa của cây Bông ổi khô tán bột, uống mỗi ngày từ 3-5g, bên ngoài dùng lá tươi giã nát đắp vào vùng tổn thương.

Tổn thương do trật đả: Bạn lấy hoa của cây Bông ổi tươi lượng vừa đủ, giã nát đắp vào nơi tổn thương.

Phổi kết hạch, ho ra máu: Hoa bông ổi một lượng khoảng 15-20g sắc uống.

Bệnh Herpes: Dùng hoa bông ổi tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt bôi nhiều lần trong ngày.

Cây bông ổi chữa nhiều bệnh

Cây bông ổi chữa nhiều bệnh

Bài thuốc YHCT chữa bệnh từ rễ cây bông ổi

Dược sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thành phần hóa học có trong rễ cây bông ổi chứa phenols, amino acid, flavone glycoside. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch chiết rễ bông ổi có tác dụng hạ huyết áp và làm hưng phấn hô hấp ở mèo, làm tăng trương lực của tá tràng ở thỏ và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital ở chuột.

Rễ của cây Bông ổi theo y học cổ truyền có vị ngọt đắng, tính lạnh, có công dụng hoạt huyết, khứ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm khớp, cước khí, cảm mạo, quai bị, tổn thương do trật đả…

Đau răng: Áp dụng bài thuốc sau: Rễ bông ổi tươi 30g, thạch cao 30g. Hai thứ sắc lấy nước ngậm.

Đau đầu: Áp dụng bài thuốc sau: Rễ bông ổi tươi 30g sắc uống.

Quai bị: Rễ bông ổi khô 30g sắc uống.

Cảm mạo, sốt cao: Áp dụng bài thuốc sau: Rễ bông ổi tươi 30-50g sắc uống.

Thống phong: Rễ bông ổi tươi 15g, vỏ trứng vịt xanh 1 cái, hai thứ sắc với rượu nhạt, để chừng 1 giờ rồi uống.

Trên đây là thông tin tham khảo, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn.

Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp từ Sức khỏe đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *