Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Thủy đậu thường khá lành tính, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này.

Tìm hiểu về vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Tìm hiểu về vắc-xin phòng bệnh thủy đậu

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vắc-xin phòng bệnh thủy đậu bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ vi rút varicella zoster – vi rút gây bệnh thủy đậu. Vi rút này dễ dàng lây lan khi hắt hơi và ho, hoặc khi tiếp xúc với các mụn nước ở người bị thủy đậu. Bạn thậm chí có thể nhiễm vi rút thủy đậu khi chạm vào quần áo hoặc các vật dụng khác có dịch từ vết mụn nước trên da người bệnh.

Theo đó, vắc-xin phòng bệnh thủy đậu là vaccine sống được sản xuất bằng cách sử dụng vi rút thủy đậu đã bị làm yếu hoặc giảm độc lực trước khi được đưa vào vaccine. Sau khi tiêm chủng, các vi rút vaccine suy yếu sẽ phát triển bên trong cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là lượng vi rút rất nhỏ trong vaccine được cung cấp để kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vaccine sống giảm độc lực thường không gây bệnh cho những người được tiêm chủng có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi một loại vaccin sống giảm độc lực gây ra bất kỳ bệnh nào, nó thường nhẹ hơn so với khi bạn đã mắc bệnh.

Các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Theo nguồn thông tin y tế, ở hầu hết các đối tượng, bệnh thủy đậu được xem là một bệnh nhẹ và không gây ra bất kỳ vấn đề nào về lâu dài. Khoảng 1/20 trẻ khỏe mạnh mắc nhiễm trùng da do thủy đậu cần điều trị thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng da không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể bạn, bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng máu.

Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu rất khác như: viêm não, viêm khớp, thận và gan nhưng rất hiếm gặp. Bệnh thủy đậu có xu hướng trầm trọng hơn ở thanh thiếu niên và người lớn, phụ nữ mang thai và thai nhi và những người có hệ thống miễn dịch kém.

Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể lây sang thai nhi, nguy cơ cao nhất là trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có đến 2 trẻ tiếp xúc với bệnh thủy đậu trước khi sinh ra; bị hội chứng varicella bẩm sinh và có thể bị sẹo da, bất thường về mắt, tay chân và não, chậm phát triển.

Phụ nữ có thai không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Tính an toàn của vaccine đối với thai nhi vẫn chưa được chứng minh, mặc dù không có tác dụng có hại nào được mô tả sau khi vô tình sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, bạn nên tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau đó. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy kiểm tra sớm với bác sĩ để xem liệu bản thân có cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu hay không.

Hiện nay có 2 loại vaccine thủy đậu được cấp phép ở Hoa Kỳ bao gồm: Varivax ® và ProQuad ®. Các loại vắc-xin này đều có tác dụng phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vì thế, người bệnh nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị5 (100%) 1 vote Bệnh khô mắt …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *