Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Khi nào cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Khi nào cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Khi nào cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?
5 (100%) 1 vote

Tăng huyết áp là một căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, sử dụng thuốc để điều trị như thế nào cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy khi nào người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Khi nào cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Khi nào cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp? 

Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay số người trẻ mắc có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể gây ra những biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc điều trị tăng huyết áp cần có sự kết hợp giữa chế độ ăn uống phù hợp cùng chế độ tập luyện thường xuyên và điều trị bằng thuốc. Trong đó việc sử dụng thuốc điều trị có vị trí rất quan trọng. Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp như thế nào là việc mà người bệnh tăng huyết áp phải nắm rõ và tuân thủ phương pháp 3Đ: ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ tư vấn, khi bệnh nhân mới bị tăng huyết áp, người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Đây cũng là biện pháp được khuyến cáo trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc

Theo Kiến thức Y học, với nhiều người bị bệnh tăng huyết áp nhẹ, chỉ việc thay đổi lối sống hàng ngày đã có thể làm cho huyết áp trở về bình thường. Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc như:

Giảm cân: Những người bị thừa cân béo phì thì phải đưa cân nặng về mức bình thường. Theo các nghiên cứu cũng như thực tế lâm sàng, nếu người bệnh giảm được 10 kg cân nặng, thì số huyết áp sẽ giảm từ 5-20mmHg.

Chế độ ăn: Người bệnh nên bổ sung nhiều rau, trái cây, giảm chất béo trong thực đơn hàng ngày có thể làm giảm số huyết áp từ 5- 14 mmHg.

Giảm muối: Lượng muối sử dụng thấp hơn 6g mỗi ngày (1 muỗng cà phê muối ăn) cũng có thể giúp bệnh nhân giảm được chỉ số huyết áp từ 2-8mmHg.

Hạn chế rượu: Những người có thói quen uống rượu thì cần loại bỏ thói quen này, giảm 30ml rượu vang hoặc 2 lon bia mỗi ngày sẽ làm giảm số huyết áp từ 2-4 mmHg.

Hoạt động thể lực thường xuyên: theo nghiên cứu, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm số huyết áp từ 4-9 mmHg.

Biến chứng do tăng huyết áp

Biến chứng do tăng huyết áp

Khi nào người bệnh cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Nếu như người bệnh đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, mà các chỉ số huyết áp vẫn cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc.

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nhóm thuốc giúp hạ huyết áp. Tùy theo mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng người, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ chỉ định các thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân. Không có một công thức chung nào được sử dụng cho tất cả các bệnh nhân…

Trước khi điều trị tăng huyết áp bằng thuốc, những yêu cầu sau đây cần được làm rõ:

  • Mức độ tăng huyết áp của người bệnh.
  • Tổn thương cơ quan đích.
  • Tình trạng tim của người bệnh.
  • Các yếu tố nguy cơ tim mạch.
  • Các bệnh lý khác đi kèm.

Khi dùng thuốc nên khởi đầu bằng liều thấp, dùng loại thuốc tác dụng dài, tốt nhất nên dùng 1 lần/ngày.

Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa5 (100%) 1 vote Lupus …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *