Giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị phình to ra. Giai đọa ban đầu, bệnh thường không gây cảm giác đau nên rất khó để phát hiện và điều có những biện pháp điều trị sớm.
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây bệnh tắc mạch máu não?
- Những loại thuốc nào có thể khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng?
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị phình to ra. Bất kì tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng các tĩnh mạch ở chân và bàn chân là phổ biến nhất. Lý do là vì dáng đi và đứng thẳng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở phần thấp của cơ thể.
Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch nhện chỉ gây ảnh hưởng mặt thẩm mỹ nhưng với một số người, giãn tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu.
Giãn tĩnh mạch có thể là dấu hiệu bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tuần hoàn máu. Điều trị giãn tĩnh mạch thường được áp dụng hiện nay là các biện pháp tự chăm sóc hoặc các thủ thuật được bác sĩ thực hiện để đóng lại hoặc cắt bỏ tĩnh mạch.
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch?
Giãn tĩnh mạch có thể không gây đau:
- Tĩnh mạch có màu màu tím đậm hoặc xanh dương.
- Tĩnh mạch bị xoắn và phình ra ở chân, trông như các sợi dây.
Biểu hiện đau khi xuất hiện có thể bao gồm các triệu chứng:
- Cảm giác đau hoặc nặng chân
- Chi dưới bị nóng, đau nhói, chuột rút và sưng phù
- Cảm giác đau tăng lên sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
- Ngứa xung quanh tĩnh mạch
- Chảy máy từ tĩnh mạch bị giãn
- Da chỗ tĩnh mạch bị giãn có màu đỏ
- Tĩnh mạch bị đổi màu, trở nên cứng. Viêm da hoặc loét da gần mắt cá chân cho thấy bạn đang mắc phải một thể nặng của bệnh mạch máu cần được can thiệp y tế.
Tĩnh mạch nhện tương tự như giãn tĩnh mạch nhưng nhỏ hơn, thường được tìm thấy ở gần bề mặt da, có màu đỏ hay xanh dương. Tĩnh mạch nhện xuất hiện ở chi dưới, đôi khi cũng có ở mặt. Tĩnh mạch nhện đa dạng về kích cỡ và trông giống như mạng nhện.
Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch là do đâu?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết động mạch vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến các mô còn lại trong cơ thể. Tĩnh mạch mang máu nghèo oxy từ các mô cơ thể trở về tim, vì vậy máu có thể được tuần hoàn. Để đưa máu trở lại tim, các tĩnh mạch chi dưới phải làm việc trong điều kiện chống lại trọng lực.
Hoạt động co cơ ở chi dưới có tác dụng giống như máy bơm và các thành tĩnh mạch đàn hồi giúp đưa máu về tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch mở ra tạo điều kiện cho dòng máu chảy tới tim sau đó đóng lại để ngăn máu bị chảy ngược về.
Các nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác ngày một lớn, các tĩnh mạch bị mất đi sự đàn hồi nên bị căng ra. Các van tĩnh mạch cũng trở nên yếu đi làm dòng máu lẽ ra đi đến tim nhưng lại bị chảy ngược lại, bị ứ ở tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch to lên và bị giãn. Các mạch máu vì không có oxy trong quá trình tuần hoàn qua phổi nên có màu xanh.
- Mang thai: Việc mang thai làm tăng lượng máu dùng trong cơ thể, nhưng làm giảm dòng máu từ chi dưới về khung chậu, hỗ trợ cho sự phát triển bào thai nhưng lại phát sinh một số tác dụng phụ khiến cho tĩnh mạch chi dưới phình to ra.
Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện lần đầu tiên hoặc nghiêm trọng hơn trong thời kì muộn của quá trình mang thai, khi mà trọng lượng bào thai làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chi dưới. Sự thay đổi hormone cũng đóng một vai trò ảnh hưởng tới việc giãn tĩnh mạch khi mang thai. Giãn tĩnh mạch ở phụ nữ có thai nhìn chung sẽ được cải thiện mà không cần can thiệp điều trị từ ba đến mười hai tháng sau sinh.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch?
Tự chăm sóc: Có thể can thiệp bằng các biện pháp như tập thể dục, giảm cân, lựa chọn quần áo rộng rãi thoải mái, kê cao chân khi nằm, và tránh không giữ một tư thế quá lâu có thể giúp giảm đau và ngăn tĩnh mạch bị giãn nặng hơn.
Đeo vớ ép: Thông thường, đeo vớ ép cả ngày là biện pháp điều trị ban đầu trước khi chuyển sang các điều trị khác. Có tác dụng giúp cho tĩnh mạch và cơ chân đẩy máu hiệu quả hơn.
Các biện pháp can thiệp với trường hợp giãn tĩnh mạch nặng hơn: liệu pháp xơ hóa; liệu pháp xơ hóa bọt các tĩnh mạch lớn; phẫu thuật laser; thủ thuật trợ giúp bởi catheter sử dụng tần số vô tuyến hoặc laser; thắt ống tĩnh mạch; phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch ngoại trú; phẫu thuật nội soi tĩnh mạch
Theo y khoa Việt bạn cần thay đổi lối sống:
- Tập thể dục: Đi bộ nhẹ nhàng là cách tốt nhất giúp tuần hoàn máu ở chân được tốt hơn.
- Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn của bạn: Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực không cần thiết lên các tĩnh mạch. Một chế độ ăn ít muối cũng giúp ngăn phù từ việc giữ nước.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Hạn chế mang giày cao gót, giày đế bằng giúp cơ bắp làm việc nhiều hơn, sẽ tốt cho các tĩnh mạch của người bệnh. Lựa chọn vùng áo rộng rãi quanh hông, chân hoặc vùng háng để tránh làm giảm lưu lượng máu.
- Nâng cao chân: nên nghỉ ngơi nhiều lần trong ngày và nâng cao chân hơn mức của tim giúp cải thiện tuần hoàn máu ở chân.
- Tránh giữ một tư thế quá lâu: Thay đổi tư thế đưungs hay ngồi thường xuyên để giúp đẩy máu đi.
- Không nên ngồi bắt chéo chân: vì tư thế này có thể làm tăng các vấn đề về tuần hoàn máu.