Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Bệnh Tim Mạch >> Những loại thuốc nào có thể khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng?

Những loại thuốc nào có thể khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng?

Những loại thuốc nào có thể khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng?
5 (100%) 4 votes

Tim mạch là bệnh nguy hiểm và thường gặp ở người độ tuổi trung niên, việc dùng thuốc với người bệnh gần như là bắt buộc, tuy nhiên cần chú ý dùng đúng thuốc, đúng bệnh.

Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày, người bệnh tim mahcj còn cần để ý tới vấn đề dùng thuốc. Bởi một số thuốc dùng điều trị bệnh thông thường, đôi khi không cần đơn của bác sĩ nhưng lại có tác dụng phụ trên tim mạch như gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh…

Thuốc điều trị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng rất thường gặp. Người bệnh tim mạch khi dùng thuốc nghẹ mũi cần đặc biệt lưu ý.  Đối với các thuốc nhỏ, xịt tại chỗ (ví dụ oxymetazolin, phenylephrine và naphazolin), do có tác dụng làm co mạch nên cũng có cảnh báo không sử dụng cho bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao, do dược chất có thể được hấp thu vào máu và gây tác dụng toàn thân, có thể nguy hiểm cho người bệnh.

Vì vậy, nếu có tiền sử mắc tim mạch bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng. Việc tự ý sử dụng có thể khiến bạn gặp phải những tai nạn bất thường và khó xử trí dẫn đến việc nguy hiểm tới tính mạng.

Thuốc trị hen suyễn

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số thuốc dùng trong điều trị hen suyễn, bệnh hô hấp như ephedrin, epinephrine… cũng có tác dụng phụ trên tim mạch. Ephedrin được dùng đề phòng co thắt phế quản trong hen. Với liều điều trị, thuốc làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi, nhịp tim nhanh có thể xảy ra. Còn epinephrine được dùng phối hợp với thuốc chống hen. Trên tim – mạch, adrenalin có tác dụng làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu. Vì vậy, thuốc không dùng cho người bị bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Bạn cần chắc chắn răng, khi người bệnh tim mạch sử dụng thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt các thuốc như ibuprofen, naproxen… Thuốc có thể gây ra những vấn đề về tim, đe dọa tính mạng hoặc các vấn đề lưu thông như cơn đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt là nếu sử dụng nó lâu dài. Nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ có thể tăng nếu bệnh nhân sử dụng ibuprofen, naproxen với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo. Để an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần nói với bác sĩ nếu mình có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc cục máu đông, bệnh tim, suy tim sung huyết, tăng huyết áp… Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM trên nhãn thuốc cũng cảnh báo bệnh nhân rằng thuốc ibuprofen và naproxen không được uống “ngay trước hoặc sau khi phẫu thuật tim”

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?5 (100%) 1 vote Trẻ em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *