Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Nồng độ protein trong máu tăng cao là do đâu?

Nồng độ protein trong máu tăng cao là do đâu?

Nồng độ protein trong máu tăng cao là do đâu?
5 (100%) 1 vote

Nồng độ protein trong máu cao có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến nồng độ protein trong máu tăng cao?

Nguyên nhân khiến nồng độ protein trong máu tăng cao

Nguyên nhân khiến nồng độ protein trong máu tăng cao

Khi nào thì nồng độ protein trong máu ở mức cao?

Theo các Bác sĩ Y khoa Việt cho biết, Protein trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 – 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrrinogen chiếm 4 – 6%. Protein toàn phần trong huyết tương cao hơn huyết thanh vì có thêm fibrinogen. Protein huyết tương có các vai trò tham gia cấu tạo nên cơ thể; Tạo áp lực keo có vai trò trong quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước; Tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu; Bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể hơn nữa fibrrinogen tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương; Vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salycylate, thuốc ngủ.

Hàm lượng protein trong máu được coi là cao khi nồng độ protein trong máu gia tăng. Đây không phải là một dạng bệnh nhưng nếu nồng độ protein trong máu tăng cao có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm như suy gan, thận, tiểu đường…

Dấu hiệu của tình trạng nồng độ protein trong máu tăng cao

Khi nồng độ trong máu gia tăng, sẽ có thể xuất hiện những biểu hiện như là ăn uống không ngon miệng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, huyết áp giảm, cơ thể mệt mỏi, các ngón tay hay ngón chân bị tê, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Theo những kiến thức Y học được tổng hợp lại, khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ protein albumin trong máu có vượt quá mức quy định hay không.

Nồng độ protein trong máu tăng cao là do đâu?

Nhiều người vẫn thường nghĩ nồng độ protein trong máu tăng cao là do chế độ ăn uống hàng ngày bị thừa chất protein, nhưng thực tế là chế độ ăn giàu protein không làm lượng protein trong máu cao lên.

Nồng độ protein trong máu tăng cao có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là do các rối loạn trong cơ thể, tác động từ một số bệnh học khác mà cơ thể đang mắc phải hoặc từ các thói quen sinh hoạt thường ngày không tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Người bệnh gặp vấn đề về rối loạn chức năng như: thận, gan , tim, tụy,..thì sẽ xảy ra sự thay đổi trong thành phần hóa học máu.
  • Người bị mắc chứng protein trong máu tăng cao do bị các bệnh Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis); Bệnh tăng immunoglobuline đơn dòng có ý nghĩa chưa xác định (MGUS); Bệnh viêm mạn tính
  • Rối loạn tủy xương hay u tủy cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ protein trong máu tăng cao
  • Thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến cơ thể bị mất nước cũng là nguyên nhân làm nồng độ protein trong máu tăng cao.
  • Protein trong máu cao có thể được nhìn thấy ở tình trạng viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng như viêm gan siêu vi hoặc HIV.

Xét nghiệm kiểm tra nồng độ protein trong máu

Xét nghiệm kiểm tra nồng độ protein trong máu

Tình trạng gia tăng protein trong máu thường bị nhiều người xem nhẹ, tuy nhiên vấn đề này cũng là khởi nguồn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời.

Nồng độ protein trong máu chỉ được phát hiện nhờ kỹ thuật xét nghiệm protein toàn phần trong máu, do đó, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, thực hiện những xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu để kiểm tra các chỉ số trong máu và có hướng điều trị phù hợp.

Trong trường hợp có bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm các thử nghiệm khác giúp chẩn đoán những căn bệnh liên quan tới nồng độ protein trong máu để có hướng điều trị thích hợp nhất, bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *