Sốc phản vệ là một tai biến dị ứng rất nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Những thông tin cần biết về tình trạng huyết áp thấp
- Sốc: Những thực phẩm càng ăn càng giảm béo hiệu quả
- Những thực phẩm vàng cho trái tim khỏe mạnh
Sốc phản về là một tình trạng rất nguy hiểm
Mức độ nguy hiểm của sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh có thể xuất hiện rất nhanh chóng sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây phản ứng như thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ… Nếu triệu chứng của sốc phản vệ càng xảy ra nhanh chóng thì mức độ bệnh càng nặng, khả năng tử vong càng cao. Nhiều trường hợp tử vong chỉ sau khoảng 30 phút khi có những triệu chứng đầu tiên, gây ra nhiều hoang mang không chỉ cho người bệnh mà còn cả những bác sỹ điều trị.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốc phản vệ, điển hình nhất là những tác nhân được kênh thông tin Y tế liệt kê dưới đây:
Thuốc
Thuốc chữa bệnh chính là tác nhân gây ra nhiều trường hợp sốc phản vệ. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…
Đồ ăn
Những loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia…cũng là tác nhân dẫn tới tình trạng sốc phản vệ.
Côn trùng cắn
Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện…cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân. Bên cạnh đó, phấn hoa, nhựa cây…cũng có thể khiến cơ thể phản ứng dẫn tới sốc phản vệ.
Có thông tin cho rằng, yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng này, những người mắc bệnh hen suyễn, người từng có tiền sử sốc phản vệ sẽ có nguy cơ cao hơn.
Xử lý tình trạng sốc phản vệ như thế nào?
Trước sự đe dọa nguy hiểm của tình trạng sốc phản vệ khiến cho nhiều người hoang mang lo lắng, các Bác Sỹ Y khoa Việt khuyến cáo, để có thể ngăn ngừa được tình trạng sốc phản vệ thì trước tiên là tránh gây nên dị ứng bởi thực phẩm hoặc những thứ khác mà bạn đang bị dị ứng.
Mọi người có thể dễ dàng phát hiện ra được nguyên nhân gây dị ứng qua xét nghiệm máu hay nghiệm pháp da. Các bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích để phòng ngừa khả năng dị ứng, điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng sốc phản vệ.
Xử lý tình trạng sốc phản vệ
Hãy trang bị những kiến thức Y học để có một kế hoạch phòng chống sốc phản vệ cho chính mình và người thân, ví dụ bạn cần hướng dẫn cho người thân về những việc cần làm khi bạn bị sốc, nhận biết triệu chứng của sốc phản vệ và trong trường hợp khẩn cấp, họ cần làm gì để cứu bạn.
Trong trường hợp thấy người thân rơi vào tình trạng sốc phản vệ thì cần nhanh chóng liên hệ tới trung tâm y tế gần nhất. Tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê, hãy bảo đảm rằng người bệnh cảm thấy thoải mái, nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu người bệnh ngừng thở, cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.
Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng.
Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được sử dụng để điều trị sốc phản vệ. Nó được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài. Sau khi tiêm, triệu chứng của người bệnh sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Trường hợp tiêm xong vẫn không đem lại tác dụng thì có thể tiêm lần 2. Sau khi triệu chứng sốc phản vệ thuyên giảm cần đưa người bệnh tới bệnh viên để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh chính xác nhất.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn