Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu do những nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu do những nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu do những nguyên nhân nào gây nên?
5 (100%) 2 votes

Máu là môi trường nuôi sống các tế bào trong cơ thể con người. Chính vì thế, suy giảm tuần hoàn máu khiến hầu hết các bộ phận trở nên yếu và dễ mắc bệnh hơn. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Nguyên nhân gây bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm tuần hoàn máu có thể kể đến như:

  • Cơ thể ít vận động, làm việc trí não quá nhiều 
  • Không chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao
  • Không ngủ đủ giấc và áp lực công việc khiến cơ thể suy nhược. 
  • Do thành mạch máu bị xơ hóa, dễ hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch khiến lưu thông máu bị trì trệ ở người cao tuổi.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp
  • Bệnh nhân xơ vữa động mạch
  • Bệnh nhân mỡ máu
  • Người hút thuốc lá thường xuyên

Triệu chứng của người bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, khi mắc bệnh thì chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ không được đảm bảo. Một số triệu chứng bệnh ở nhiều mức độ như sau:

Thiếu máu não

Thiếu máu lên não là căn bệnh rất phổ biến có các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân đau đầu
  • Hội chứng rối loạn tiền đình
  • Biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ù tai
  • Bệnh nhân mất ngủ kinh niên
  • Gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh
  • Bệnh nhân làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn. 
  • Dễ dẫn đến tai biến mạch máu não

Thiếu máu mắt

Thiếu máu đến mắt có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Người bệnh khó nhìn
  • Nhìn mờ
  • Gây ra bệnh võng mạc
  • Bệnh thoái hóa điểm vàng
  • Đục thủy tinh thể 
  • Thậm chí là mù lòa.

Thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh tim mạch nguy hiểm, khiến tim không thể nạp và bơm đủ máu gây ra các triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực
  • Đau khi gắng sức
  • Đau ngay sau xương ức 
  • Đau nhói
  • Đau thắt chặt
  • Đau lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái
  • Làm giảm chức năng co bóp cơ tim
  • Dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim cục
  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim 
  • Hoại tử cơ tim 

Thiếu máu tới gan

Thiếu máu tới gan làm gan được nuôi dưỡng kém gây ra các triệu chứng như

  • Cơ thể gầy gò
  • Cân nặng giảm đột ngột
  • Chán ăn
  • Giảm tiêu 
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược cơ thể.

Thiếu máu tới thận

Thiếu máu tới thận do hẹp động mạch thận thường biểu hiện bằng tình trạng như:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng ure
  • Nhiễm độc tế bào
  • Gây mệt mỏi và hôn mê
  • Nhiễm độc tế bào não. 
  • Tăng nguy cơ bị teo thận
  • Suy giảm chức năng thận.

Thiếu máu tới phổi

Thiếu máu tới phổi gây nên các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Tím tái đầu chi
  • Suy hô hấp
  • Giảm hấp thụ oxy 
  • Giảm đào thải CO2
  • Gây nhồi máu phổi
  • Hoại tử nhu mô phổi
  • Xẹp phổi 
  • Bội nhiễm – viêm phổi.

Dạ dày, ruột non, ruột già

Thiếu máu tới dạ dày, ruột non, ruột già gây ra các triệu chứng:

  • Đầy bụng
  • Ợ hơi
  • Khó tiêu 
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Phân sống
  • Teo niêm mạc ruột
  • Nhồi máu ruột
  • Hoại tử ruột
  • Thủng ruột 

Khớp tay, chân, xương sống

Thiếu máu đến khớp tay, chân, xương sống làm giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp dẫn đến nhiều bệnh lý như:

  • Làm khô khớp
  • Dính khớp và thoái hóa khớp
  • Làm hệ xương giòn, dễ gãy
  • Giảm mật độ xương 
  • Gây lún và xẹp đốt sống.

Vùng vai gáy

Thiếu máu tới vùng vai gáy gây ra các triệu chứng như:

  • Đau mỏi vai gáy
  • Đau cứng cổ
  • Vận động khó khăn
  • Đau tăng lên khi quay, nghiêng đầu, giơ cao cánh tay.

Qua bài viết trên, mọi người có thể hiểu thêm phần nào về bệnh suy giảm tuần hoàn máu. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa tập luyện và dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận mạn

Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận mạn5 (100%) 1 vote Suy thận …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *