Phòng ngừa bệnh đột quỵ có nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là thăm khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo dinh dưỡng và các yếu tố về tâm lý. Vậy để phòng ngừa bệnh đột quỵ chúng ta phải làm như thế nào?
- Những căn bệnh về tim mạch phổ biến nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách sơ cứu ngay khi gặp người tai biến mạch máu não
- Bệnh rối loạn Lipid máu do những nguyên nhân nào gây nên?
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Những nguyên nhân nào gây ra đột quỵ?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một trong những bệnh tim mạch nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu thế giới, với mỗi 3 phút có một người tử vong.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ là thiếu máu não hoặc xuất huyết não, dẫn đến tổn thương tế bào não. Phần lớn bệnh nhân đột quỵ nếu may mắn sống sót vẫn phải mang những di chứng về thể chất và trí tuệ trong suốt cuộc đời còn lại.
Những yếu tố tiềm ẩn gây đột quỵ
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, xét theo các yếu tố gây bệnh, có thể chỉ ra các nhóm bệnh nhân dễ gặp biến chứng đột quỵ:
Nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh lý
Các yếu tố bệnh lý chính là nguyên nhân sâu xa gây đột quỵ mà người mang bệnh cần hết sức lưu ý. Những bệnh có khả năng cao gây ra biến chứng đột quỵ có thể kể đến là: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu.
Đối với những người đã từng bị đột quỵ nếu không chú ý và được chăm sóc cẩn thận thì nguy cơ xảy ra đột quỵ tái diễn sẽ rất cao, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau đột quỵ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt thì thời gian qua đi, nguy cơ này sẽ càng giảm bớt.
Nhóm có yếu tố di truyền
Phần lớn các bệnh liên quan đến tim mạch có yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn những gia đình bình thường, do vậy, các thành viên trong gia đình có tiền sử đột quỵ cần lưu ý.
Nhóm có nguy cơ từ những yếu tố khác
Đột quỵ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, người càng lớn tuổi thì nguy cơ đột quỵ sẽ càng cao hơn. Biến chứng có thể xảy ra ở tất cả giới tính, tuy nhiên tỷ lệ mắc đột quỵ ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới.
Nguyên nhân chủ yếu là do khác biệt lối sinh hoạt như sử dụng rượu bia, chất kích thích, căng thẳng công việc… gây ra các vấn đề sức khỏe ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Cần làm gì để hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ?
Sự nguy hiểm của đột quỵ chắc chắn nhiều người đã nhận thức rõ. Bên cạnh những yếu tố không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính, di truyền… những yếu tố còn lại như tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá, thừa cân tiểu đường, lười vận động… là hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Có những thay đổi tuy nhỏ trong lối sống, nhưng mang lại nhiều lợi ích tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng. Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên mọi người một số cách bảo vệ sức khỏe như sau:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Thừa cân, tiểu đường, mỡ máu kéo theo vô số hệ lụy bệnh tật không chỉ riêng đột quỵ. Mà nguyên nhân gây ra bệnh trên không đâu khác ngoài chế độ dinh dưỡng mất cân bằng.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ 4 chất dinh dưỡng mỗi bữa: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất là chìa khóa vàng để cơ thể dẻo dai và không bệnh tật.
Những bệnh nhân tim mạch cần lưu ý, hạn chế tối đa những chất béo không lành mạnh như bơ sữa, mỡ động vật và thay thế bằng các sản phẩm nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hạt cải, trái bơ.
Bên cạnh đó, tăng khẩu phần rau xanh, trái cây, các thực phẩm nguồn gốc thực vật, các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tích cực cho sức khỏe.
Hạn chế bia rượu, chất kích thích
Bia rượu, những đồ uống có cồn và chất kích thích là kẻ thù của sức khỏe. Thế nhưng, điều đáng buồn là Việt Nam lại nằm trong danh sách các nước có người dân sử dụng đồ uống có cồn nhiều nhất thế giới.
Tập thể dục đều đặn
Ai cũng hiểu tập thể dục đều đặn có lợi cho sức khỏe. Nhưng mọi người vẫn có vô số lý do để lười vận động, lười thể dục.
Thay đổi được điều này sẽ tạo nên một thói quen vô cùng lành mạnh. Vận động không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn cực kỳ hữu ích cho sức khỏe tim mạch. Giúp kiểm soát cân nặng, cân bằng cơ bắp, giải tỏa sự căng thẳng và hạn chế phát triển của tiểu đường.
Các hoạt động thể dục nhịp điệu như đạp xe, đi bộ nhanh hoặc bơi lội có khả năng làm giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều còn khá mới mẻ với người Việt Nam. Thông thường, mọi người chỉ tới bệnh viện khi đã có những triệu chứng bệnh tật hoặc theo lời dặn dò của bác sĩ.
Tuy nhiên các chuyên gia y tế WHO khuyên rằng, ngay cả những người mạnh khỏe thì việc kiểm tra thường xuyên hàng năm cũng vô cùng cần thiết để tầm soát bệnh tật tốt hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Cơ thể cũng như một bộ máy, luôn cần có thời gian để nghỉ ngơi.Và giấc ngủ chính là thời điểm để cơ thể lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc.
Tuy nhiên, chỉ ngủ nghỉ thôi là chưa đủ, mà cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động, kiểm soát sức khỏe.
Từ những thay đổi nhỏ, từ những điều bình thường nhất trong cuộc sống mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, nó mang lại lợi ích vô cùng lớn cho sức khỏe.