Trẻ em rất dễ mắc một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp trên. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh lý này?
- Những điều cần biết về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm
- Tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh co thắt thực quản
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm hô hấp trên là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận từ thanh quản lên đến mũi như: Thanh quản, xoang, họng, hầu, mũi. Các bộ phận này đều có chức năng là tiếp nhận không khí bên ngoài cơ thể. Sau đó, chúng sẽ làm ấm, sưởi ấm rồi lọc khí và đưa vào phổi. Đây cũng là những bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ xảy ra trình trạng nhiễm trùng.
Khi các bộ phận này bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng viêm hô hấp trên ở trẻ. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa phần mắc bệnh do nhiễm một số virus hoặc vi khuẩn lành tính. Cụ thể:
- Một số loại virus: Virus cúm, virus sởi, virus hợp bào hô hấp… và một số loại nấm;
- Một số loại vi khuẩn: Liên cầu khuẩn, vi khuẩn Bordetella, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn HIB (Hemophilus influenzae type B)…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên như: Dị ứng thời tiết và các tác nhân khác có trong không khí, khói bụi, phấn hoa…
Khi bị viêm đường hô hấp trên trẻ em thường có các dấu hiệu như thế nào?
Theo trang tin tức Y khoa Việt chia sẻ, các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh bao gồm:
- Sốt cao, cơ thể mệt mỏi;
- Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi;
- Ho nhiều, ho khan kéo dài, hoặc ho có đờm, ho từng cơn;
- Họng đau rát, khàn tiếng, hơi thở có mùi;
Một số trường hợp trẻ nhiễm bệnh còn bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ em
Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh dễ mắc và dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu bao gồm:
- Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo các chương trình tiêm chủng của quốc gia;
- Không nên cai sữa cho bé quá sớm, nên cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch;
- Không nên cho bé đến những nơi đông người, đặc biệt là vào mùa dịch;
- Giữ vệ cho bé bằng cách tắm và rửa tay thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh;
- Thường xuyên vệ sinh không gian ở để virus và vi khuẩn không thể trú ngụ;
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để con được bổ sung đủ chất;
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, đây là bệnh lành tính thông thường, chỉ là trẻ dễ nhiễm và dễ tái phát. Hy vọng, qua bài viết trên, cha mẹ đã biết cách chăm sóc bé để phòng bệnh, cũng như mau khỏi bệnh.