Dị ứng thời tiết là một bệnh rất thường gặp lúc giao mùa, khiến cho cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân. Vậy có cách nào để điều trị bệnh Dị ứng thời tiết hiệu quả?
- Cảnh bảo nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng ở các tỉnh phía Nam
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tỉnh giấc giữa đêm
- Bệnh viêm Amidan: Nguyên Nhân và cách phòng ngừa
Da xuất hiện ban đỏ khi bị dị ứng thời tiết
Biểu hiện của bệnh dị ứng
Theo như chia sẻ từ chuyên mục thông tin Y tế thì bệnh dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện khác nhau theo từng trường hợp. Hãy tới thăm khám bác sĩ ngay nếu như cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Phát ban: Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chính là thủ phạm. Phát ban do dị ứng thời tiết thường nổi các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.
- Da bị rộp, tấy đỏ: Những người bị dị ứng da thường bị sưng tấy, rộp, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu.
- Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là do việc cơ thể bạn bị kích ứng khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng Dị ứng thời tiết?
Đúng như tên gọi của nó “Dị ứng thời tiết” là do khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Ảnh hưởng này cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, nổi mẩn, sẩn, mề đay.
Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người mắc các bệnh hen suyễn, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, Viêm xoang là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh dị ứng thời tiết.
Cách để điều trị bệnh Dị ứng thời tiết hiệu quả
Khi mắc bệnh Dị ứng thời tiết, người bệnh thường sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc histamin như cetirizine, loratadin. Nếu thuốc kháng histamin không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc dùng doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm.
Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan, Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh bên trên, người bệnh cũng có thể phòng ngừa và điều trị bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả bằng một số mẹo được tổng hợp từ những kiến thức Y học dưới đây.
Ngay khi thấy có biểu hiện, bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
Bạn cũng có thể pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong vào trong nước chanh, uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Nước hoa quả cũng được xem như 1 phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Uống thường xuyên cũng sẽ đem lại lợi ích.
Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là bà bầu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh là cách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết
Bạn cũng có thể dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Trong quá trình điều trị nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn vì đây là những tác nhân có thể khiến dị ứng tái phát.
Bạn nên giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục.
Nếu ngồi trong máy lạnh, chỉ nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời.
Bổ sung nhiều rau xanh chứa nhiều vitamin C để hạn chết những cơn đau đầu do dị ứng thời tiết gây ra. Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể. Bạn cũng có thể uống các loại thuốc bổ B1, B6, B12 và tăng cường tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
Mùa hè thì tránh việc làm việc và hoạt động dưới trời nắng nóng, mùa đông thì cần phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu, tránh những nơi ồn ào náo nhiệt khiến cho không khí ngột ngạt dẫn đến hạ huyết áp và gây ra những cơn đau đầu.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn