Những ngày vừa qua tại các tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận đã có nhiều trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng khiến cho rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng.
- Lao – Căn bệnh truyền nhiễm thế kỷ của nhân loại
- Mắc bệnh ung thư phổi nên kiêng ăn gì?
- Mắc bệnh ung thư phổi nên ăn những thực phẩm gì?
Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng khu vực phía nam
Theo thông tin y tế cho biết, trong 2 tháng 8 và tháng 9 rất nhiều các ca mắc bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết liên tục bùng phát ở các tỉnh khu vực phía Nam. Cảnh báo sự bùng phát dịch sẽ xảy ra nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp
Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng ở nhiều tỉnh phía nam
Thông kê cho thấy, ngày càng có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang nhập viện với tốc độ gia tăng chóng mặt tại 3 bệnh viện nhi đồng thuộc TPHCM, ngành y tế cũng đã ghi nhận các ca tử vong rải rác ở miền Nam.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 5 tỉnh thành có trẻ tử vong vì tay chân miệng bao gồm Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai, trong đó Tây Ninh chiếm 2 ca.
Đáng chú ý, tất cả các ca tử vong trên đều xảy ra vào tháng 8 và tháng 9/2018 – cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng cao đột biến ở các tỉnh thành. Được biết, các trẻ đều nhiễm chủng Enterovirus 71, cũng là chủng nguy hiểm nhất của tay chân miệng tính đến thời điểm hiện tại. Enterovirus 71 từng là nguyên nhân gây ra hơn 100 ca tử vong của mùa dịch năm 2011.
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, Enterovirus 71 khiến bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng hơn, tác động lên hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp, có thể gây tử vong. Đặc biệt, có sự biến đổi chủng gen của Enterovirus 71 từ C5 sang C4. Chủng này cũng dễ gây biến chứng nặng, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi cao gấp 1,7 lần so với các chủng gen khác của Enterovirus 71.
Thông kê tại tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2018 cho tới nay, toàn tỉnh đã có hơn 4000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có tới 90 % là trẻ dưới 3 tuổi, thời gian gần đây của tuần tỉnh Đồng Nai nhận tới 500 ca bệnh tay chân miệng, có nhiều trường hợp bệnh trở nặng nguy hiểm.
Tại TPHCM, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết trong một tháng qua bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố tăng liên tục, tăng 47% so với tháng trước và tăng 130% so với tuần cùng kỳ 2017.
Hiện tại toàn Thành phố có 18.694 ca bệnh tay chân miệng, trong đó có 3.195 nội trú và 15.499 ca ngoại trú, giảm từ 20 – 28% so với cùng kỳ năm 2017.
Tại Bình Dương, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, trong tháng 8, toàn tỉnh phát hiện 478 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 50% so với tháng trước.
Theo các bác sỹ Y khoa Việt cho biết, các ca bệnh có xu hướng tăng cao trong tháng 8 và tháng 9 với hơn 200 ca nhập viện mỗi tuần. Đặc biệt có những tuần gần 300 ca, tăng 47% so với các tháng trước đó. Tổng số ca bệnh nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng của thành phố hiện là 3.200 ca và 15.500 ca điều trị ngoại trú.
Cách phòng ngừa dịch tay chân miệng bùng phát
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng và bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa, do đó nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng ở các tỉnh thành khu vực phía nam là rất lớn.
Tại phía Nam đã có 6 ca tử vong do bệnh tay chân miệng
Để có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng thì cần phải tuân thủ những điều sau:
- Phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tuyên truyền trực và gián tiếp qua nhiều hình thức về bệnh, đường lây, đối tượng nguy cơ (bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người chăm sóc trẻ) và hành vi nguy cơ (như không rửa tay, mút tay, tiếp xúc với người mắc bệnh…).
- Đặc biệt, thực hành 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Khuyến khích người dân thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom và đổ phân và chất thải của bệnh nhân vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Đối với từng hộ gia đình, người lớn và trẻ em đều cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
- Người lớn nghi ngờ mắc bệnh hoặc tiếp xúc người bệnh thì không nên chăm sóc trẻ.
- Khi trẻ bệnh cần cho trẻ nghỉ học và liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Đối với nhà trẻ, mẫu giáo ngoài việc thực hiện triệt để các biện pháp trên cần đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học; không nhận trẻ mắc bệnh ít nhất là 10 ngày kể từ khi trẻ phát bệnh và chỉ nhận lại trẻ khi trẻ hết loét miệng và các phỏng nước. Cô/thầy giáo nuôi dạy trẻ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ hằng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời.
Tất cả các cán bộ, lãnh đạo phải nhanh chóng tuyên truyền những thông tin phòng ngừa bệnh tay chân miệng bên trên tới những người dân, để có thể hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng.