Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm lâu đời nhất trên thế giới, được đánh giá độ nguy hiểm ở mức độ báo động bởi tình hình tử vong cao của người bị nhiễm cũng như tỷ lệ kháng thuốc điều trị.
- Các nguyên tắc điều trị bệnh lao bạn cần phải biết
- Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh lao
- Công nghệ mới giúp phát hiện nhanh mầm bệnh lao sớm
Lao – Căn bệnh truyền nhiễm thế kỷ của nhân loại
Lao là gì?
Bệnh lao bắt nguồn từ vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, có nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến xương, hệ thần kinh trung ương và nhiều hệ thống cơ quan khác. M. tuberculosis là một vi khuẩn hiếu khí và đòi hỏi mức độ cao của oxy, do vậy bệnh lao phổi chiểm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lao. Vi khuẩn lao ký sinh trong cơ thể ký chủ có khả năng chống lại sự tiêu diệt của các đại thực bào, gây suy yếu hệ miễn dịch của ký chủ, lây truyền qua đường hô hấp. Đây được coi là một căn bệnh thế kỷ. Tới những năm cuối thế kỷ 20, con người mới nghiên cứu được một số thuốc chống lao và bắt đầu kiểm soát được tình hình bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, với mức độ sinh sản và thích nghi của vi khuẩn lao, cùng với việc quản lý điều trị không chặt chẽ, tình hình kháng thuốc đã trở nên báo động đối với toàn nhân loại.
WHO đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao nhất thế giới và 14 trong 27 nước có tỷ lệ lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu.
Diễn biến bệnh lao
- Thời kỳ nhiễm trùng lao tiềm tàng: Bệnh nhân không có các biểu hiện lâm sàng nào. Một số người biểu hiện bệnh lý là do họ bị suy giảm miễn dịch. Hệ miễn dịch suy giảm có thể do bệnh lý khác, stress, ảnh hưởng thời tiết, chế độ dinh dưỡng kém, thay đổi chế độ ăn,… Những bệnh nhân này cần được lập tức điều trị để tránh phát triển thành lao bệnh. Người uống thuốc điều trị lao dự phòng không bị bệnh và không lây bệnh cho người khác.
- Thời kỳ lao bệnh: cơ thể xuất hiệu các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lao hoạt động. Bệnh nhân lao phải được điều trị bằng các phác đồ nhiều thuốc kết hợp, không được sử dụng đơn trị các thuốc kháng lao để tránh nguy cơ gia tăng đề kháng. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh tại tất cả các cơ quan của cơ thể, trong đó lao phổi, chiếm tới 85%. Những người bị lao phổi thường biểu hiện: Ho khạc đờm trên 2 tuần hoặc có ho ra máu; kèm theo là các biểu hiện toàn thân như: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, mệt mỏi, kém ăn.
Theo trang tin Y Khoa Việt thì ngay khi nghi ngờ bị nhiễm lao, bệnh nhân cần đến các cơ sở trung tâm y tế chuyên khoa để xét nghiệm, chụp X-quang,… để chẩn đoán xác định tiến hành điều trị sớm nhất có thể.
Bệnh lao
Tình hình kháng thuốc của bệnh lao
Sự đề kháng thuốc xảy ra do đột biến kháng thuốc tại gen của vi khuẩn lao và có một phần tác động của con người gây nên. Các tế bào vi khuẩn đột biến gen trong nhân tế bào, làm biến đổi một số cấu trúc tế bào, khiến các thuốc bị mất hiệu lực điều trị đối với vi khuẩn đó. Tỷ lệ đột biến kháng của vi khuẩn với từng loại thuốc có khác nhau. Nếu trong tổn thương lao có càng nhiều vi khuẩn lao thì có khả năng tỷ lệ đột biến kháng càng cao. Ngoài ra, việc quản lý điều trị kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc. Do vậy, việc quản lý điều trị được đặt ở mức độ quan tâm hàng đầu trong quá trình điều trị lao.
Xác định sớm bệnh lao kháng đa thuốc và điều trị kịp thời, đầy đủ ngay giai đoạn đầu của bệnh là vô cùng quan trọng để kiểm soát điều trị và tránh sự lây truyền các chủng lao đề kháng.
Phòng bệnh lao
Theo chuyên gia Y tế dự phòng Chu Hòa Sơn giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội cho biết biện pháp dự phòng quan trọng nhất là “cắt đứt nguồn lây”, có nghĩa là phát hiện sớm những người có lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm và điều trị khỏi cho họ. Tuy nhiên bệnh lao là bệnh xã hội, nên các biện pháp dự phòng mang tính cộng đồng là rất quan trọng.
- Giáo dục cộng đồng về các vấn đề sức khỏe nói chung và bệnh lao nói riêng, để tăng cường ý thức phòng bệnh của người dân
- Tiêm vắc xin BCG là bắt buộc cho tất cả trẻ sơ sinh để phòng ngừa bệnh lao
- Kiểm soát phòng chống lây nhiễm ở tại các cơ sở y tế