Tỉnh giấc giữa đêm là tình trạng xảy ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tỉnh giấc giữa đêm?
- Bệnh viêm Amidan: Nguyên Nhân và cách phòng ngừa
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi tại các địa phương
- Cách giúp ngăn ngừa tình trạng đau mỏi vai gáy cho dân văn phòng
Nguyên nhân gây tỉnh giấc giữa đêm
Một giấc ngủ ngon, sâu là rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp mọi người có được một thể trạng tốt nhất để chuẩn bị một ngày làm việc hiệu quả, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ chập chờn không sâu giấc, khó ngủ hay tự dưng tỉnh giấc giữa đêm…Hãy cùng y khoa việt tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng tỉnh giấc khi ngủ dưới bài viết này nhé!
Tư thế, vị trí ngủ
Vị trí ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ, một vị trí ngủ, tư thể ngủ không thích hợp có thể gây ra nhiều vấn đề như mệt mỏi, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng, ngủ không sâu giấc
Tiến sĩ John Douillard cho biết rằng ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu, thúc đẩy sức khỏe cảm xúc, giúp hệ thống bạch huyết hoạt động bình thường và ngăn ngừa bệnh tim. Nếu bạn không thể thay đổi hoàn toàn thói quen ngủ, bạn cũng nên tham khảo và thực hiện một số thông tin dưới đây:
- Nếu bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn nên đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giảm áp lực cho lưng.
- Nếu bạn nằm nghiêng, bạn nên đặt một chiếc gối ở dưới nách để hỗ trợ tay và một chiếc gối ở dưới chân để giữ cho cột sống được căn chỉnh.
- Nếu bạn nằm sấp, bạn nên sử dụng một chiếc gối mỏng hoặc không nên dùng gối.
Để hạn chế những ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn hãy chọn gối và đệm phù hợp nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Phòng ngủ bị ảnh hưởng từ những âm thanh bên ngoài
Phòng ngủ nếu không được cách âm tốt thì rất dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ, đặc biệt là những nơi đông đúc dân cư, xe cộ đi lại. Bên cạnh đó, những âm thanh như tiếng chuông báo thức của người ngủ cùng giường, một người hàng xóm bật radio mỗi sáng, xe buýt hoặc tàu chạy qua, tiếng trẻ em nô đùa hoặc tiếng các vật nuôi… đều có thể ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ của bạn.
Do đó, phòng ngủ của bạn phải được cách âm tốt, đảm bảo phòng ngủ hạn chế tối đa ảnh hưởng tiếng ồn từ bên ngoài từ đó giúp ngủ thoải mái hơn.
Tình trạng rối loạn ngưng thở khi ngủ
Rối loạn ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ xảy ra khi đường hô hấp trên bị chặn một phần hoặc hoàn toàn và điều này có thể khiến bạn bị ngưng thở nhiều lần vào ban đêm. Với những người mắc phải tình trạng này sẽ rất dễ bị thức giấc do giảm hàm lượng oxy xuống đột ngột. Các triệu chứng kèm theo khác có thể bao gồm đau đầu, khô miệng, đau ngực, buồn ngủ tột độ và thay đổi tâm trạng.
Nếu bạn được chuẩn đoán mắc chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, các bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng thiết bị tạo áp suất đường thở liên tục để giữ cho đường hô hấp trên ở trạng thái mở khi ngủ. Trong một số trường hợp, một cuộc phẫu thuật chỉnh hình có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn bằng cách điều chỉnh vị trí lưỡi và hàm.
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Theo nguyên tắc, nhiệt độ cơ thể cần giảm một chút để bạn chìm sâu vào giấc ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn để nhiệt độ phòng ngủ của mình xuống thấp để bị lạnh.
Theo chuyên mục thông tin y tế cho biết, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 16–20°C. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng 18,3–21°C.
Bạn nên thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và sau khi ra khỏi bồn tắm nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm, điều này sẽ gửi tín hiệu ngủ tới não bộ và bạn có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng.
Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ
Việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, caffe…trước khi ngủ cũng sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Khi cơ thể bạn chuyển hóa rượu, chất lượng giấc ngủ giảm sút rất nhiều, điều này có thể khiến bạn trực giấc giữa đêm.
Do đó, để có một giấc ngủ ngon, sâu giấc thì cần tránh sử dụng rượu, bia, caffe quá mức trước khi ngủ.
Ảnh sáng xanh từ điện thoại có thể gây rối loạn giấc ngủ
Thói quen sử dụng điện thoại thông minh
Ngay nay, với sự phát triển của công nghệ, những chiếc smartphone là không thể thiếu với mỗi người, phục vụ cho quá trình học tập, giải trí…Tuy nhiên chính việc sử dụng điện thoại trong nhiều giờ liền, đặc biệt là buổi đêm có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối ngăn cản cơ thể bạn sản sinh ra hormone ngủ melatonin.
Bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử 1–2 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải kiểm tra email, bạn nên để ánh sáng màn hình điện thoại hoặc máy tính cách xa mặt mình khoảng 30 cm.
Trên đây là chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm, hi vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp cho nhiều bạn có thể khắc phục được tình trạng này.
Theo dõi chuyên mục kiến thức y học để cập nhật những thông tin mới nhất về y học, sức khỏe, bệnh tật.