Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý đường tiêu hóa rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy để chăm sóc người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cần phải lưu ý điều gì?

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý nguy hiểm

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý nguy hiểm

Thế nào là xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn, bệnh thường thể hiện bằng 2 hình thức chủ yếu là ói ra máu và đi cầu ra máu.

Theo kênh thông tin Y tế thống kê tỉ lệ mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa là nam 60%, nữ là 40%. Sở dĩ nam giới bị nhiều hơn chủ yếu là do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ăn uống không điều độ.

Ngoài ra, tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể là do bệnh viêm loét dạ dày (chiếm 40% các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa), do bệnh lý về gan, chảy máu ở ruột non, ruột già và ở đường mật..

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Người bị xuất huyết tiêu hóa thường có những biểu hiện ban đầu như:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở người viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Sau khi uống corticoid hoặc aspirin cơ thể cảm giác nóng rát, cồn cào, mệt lả,…
  • Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn khi thời tiết thay đổi.

Các triệu chứng lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, mất máu và sốc…những trường hợp này cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời, nếu không xuất huyết tiêu hóa có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Cách chăm sóc người bệnh sốt huyết tiêu hóa

Việc chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải chuẩn bị những kiến thức Y học và phải thực hiện theo đúng các yêu cầu sau mới đảm bảo là chăm sóc tốt nhất:

  • Đầu tiên bệnh nhân cần được điều trị trong một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn, nên để bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, không kê gối dưới đầu.
  • Người nhà nên thường xuyên động viên và an ủi bệnh nhân, tránh để bệnh nhân lo lắng ảnh hưởng đến việc hồi phục bệnh.
  • Trong trường hợp bị xuất huyết nặng thì cần cho bệnh nhân thở bằng ống oxy nhằm giúp cho bệnh nhân tỉnh táo, tránh rơi vào trường hợp bị choáng váng.
  • Cho bệnh nhân đi đại tiện tại chỗ để có thể theo dõi được tình trạng bệnh chính xác. Đồng thời các bác sẽ đặt ống thông dạ dày tá tràng để hút hết máu đông trong dạ dày và theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông đó.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, sữa hoặc súp khi tình trạng nôn ra máu chấm dứt, cần tuân theo chế độ ăn uống hợp lý.
  • Khi chăm sóc người bệnh, người nhà nhất định phải tuân theo các yêu cầu của bác sĩ điều trị như cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và đủ liều.

Cách chăm sóc người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa

Cách chăm sóc người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa

Các điều dưỡng sẽ thực hiện việc theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở của người bệnh 30 phút một lần để khi có dấu hiệu bất thường nào xảy ra sẽ nhanh chóng báo cáo với bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Đồng thời bác sĩ cũng sẽ theo dõi tình trạng nôn, tính chất nôn, tình trạng đau bụng, tính chất phân, để biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Lưu ý: Để chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa một cách tốt nhất thì sau khi xuất viện thì người nhà và bệnh nhân cần phải lưu tâm đến các nguyên nhân gây nên bệnh để tránh xa và phòng ngừa. Bệnh xuất huyết tiêu hóa hồi phục rất chậm, vì thế người nhà có thể mời các điều dưỡng về chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân để quá trình phục hồi diễn ra nhanh nhất.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *