Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Chủ động phòng ngừa bệnh cúm trước thời điểm giao mùa

Chủ động phòng ngừa bệnh cúm trước thời điểm giao mùa

Chủ động phòng ngừa bệnh cúm trước thời điểm giao mùa
5 (100%) 1 vote

Bệnh cúm là căn bệnh truyền nhiễm và có nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần có biện pháp chủ động phòng ngừa căn bệnh này.\

Bệnh cúm có dấu hiệu nhận biết rất rõ rệt

Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là bệnh hô hấp có tính truyền nhiễm gây ra bởi virut cúm (Influenza virus) và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột nhưng có ảnh hưởng đến nhiều các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường kéo dài 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng đường hô hấp xuất hiện như: ho khan, sổ mũi, đau họng, sốt tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C, sốt có thể kéo dài 4 – 8 ngày.

Thông thường, bệnh nhân cúm có thể tự hồi phục nhưng các triệu chứng kéo dài trong nhiều ngày, có một số trường hợp có thể xảy ra biến chứng nặng, tiến triển ác tính có biểu hiện sốt cao, khó thở tím tái, phù phổi cấp do suy tim và có thể gây tử vong. Đặc biệt với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm phổi mạn tính… càng nguy hiểm hơn cả. Vì thế mỗi người dân nên tự phòng ngừa căn bệnh này trước khi bệnh bùng phát vào thời điểm giao mùa.

Chủ động phòng ngừa cúm bằng cách tiêm phòng bệnh

Chủ động phòng ngừa bệnh cúm trước thời điểm giao mùa

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cách chủ động phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin ngừa cúm có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách: Mặc ấm khi thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, rửa tay sạch thường xuyên, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát… Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao… Khi có dấu hiệu bị cúm nặng, cần phải đến cơ sở y tế khám, điều trị đúng cách nhằm tránh lây nhiễm cho người khác, cũng như hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, theo nguồn thông tin y tế, Bộ cũng đã đưa ra khuyến cáo các đối tượng dễ lây nhiễm sau đây nên tiêm phòng vắc- xin cúm bao gồm:  Nhân viên y tế, trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi, người già trên 65 tuổi. Người mắc bệnh mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…Việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp phòng ngừa chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc-xin. Vì vậy, nên tiêm ngừa vắc-xin cúm ngay khi có thể để đảm bảo miễn dịch bảo vệ một cách tốt nhất.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng của trái cam với sức khỏe người bệnh

Tác dụng của trái cam với sức khỏe người bệnh5 (100%) 1 vote Trái cam …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *