Để bảo vệ sức khỏe, tránh ốm đau khi thường xuyên phải đối mặt với những ngày mưa ẩm ướt. Bạn cần nhớ những quy tắc sau để dầm mưa mà không bị ốm.
- Nguyên nhân vì sao người cao tuổi lại dễ mắc bệnh viêm phổi
- Những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp trên
- Viêm xoang căn bệnh không thể bỏ qua
Tắm nước ấm và lau khô người
Để dầm mưa mà không bị ốm, nên tắm nước ấm và lau khô người
Theo chuyên mục kiến thức y học, sau khi đi mưa, cơ thể của chúng ta rất dễ bị dính nước, ngấm nước rồi nhiễm lạnh. Để dầm mưa mà không bị ốm, tốt nhất khi trở về nhà bạn nên tắm nước ấm vừa để giúp cơ thể ấm lên, vừa để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh theo nước mưa bám vào người.
Trong trường hợp chưa kịp tắm ngay thì việc trước tiên bạn phải làm là lau khô người và thay quần áo
Nên uống trà nóng giải cảm
Theo nguồn tin từ trang Cao đẳng Dược, ngoài việc làm ấm cơ thể từ bên ngoài, người đi mưa về nên uống trà gừng, trà nóng, trà chanh kèm chút mật ong hoặc một cốc nước ấm để giải cảm và làm ấm người từ bên trong.
Ngoài ra, thoa một chút dầu gió lên hai bên thái dương hoặc sau gáy cũng rất tốt cho việc làm ấm người, điều này không chỉ có tác dụng chống lạnh tạm thời mà nó chính là phương pháp ngăn chặn các căn bệnh do mưa lạnh gây ra.
Tránh ăn uống hoặc tiếp xúc những đồ vật lạnh
Theo Bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú- giảng viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon. Để dầm mưa mà không bị ốm, tốt nhất bạn nên tránh ăn hoặc tiếp xúc với những đồ lạnh, không đứng trước quạt hay vào phòng điều hòa ngay vì như thế cơ thể dễ nhiễm lạnh hơn và tăng nguy cơ mắc các căn bệnh khác.
Xử lý nhanh khi có dấu hiệu cảm lạnh
Nên uống trà nóng giải cảm
Đi mưa về, nếu có các biểu hiện như: lạnh, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài, sốt nhẹ, ra mồ hôi,… thì đó chính là những dấu hiệu của cảm lạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xử lý bằng một trong những biện pháp sau:
Uống trà gừng
Lấy 1 củ gừng tươi 15- 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân).
Xông người bằng thảo dược
Đun sôi một nồi nước to có chứa các loại lá như lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não…), rồi trùm chăn xông người khoảng 5- 10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ để tránh gió lạnh.
Ăn cháo nóng: Khi bị cảm lạnh, người bệnh nên ăn cháo hành hoặc cháo tía tô nóng giải cảm để toát mồ hôi. Đây là cách nhanh đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể nhất giúp bạn đẩy lùi dấu hiệu của cảm lạnh.
Nguồn: Y khoa Việt