Bệnh hen phế quản là 1 bệnh mãn tính khá phổ biến. Việc phòng tránh và cách tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân hen phế quản là điều mà được người nhà và bệnh nhân hết sức quan tâm
- Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tràn dịch màng phổi
- Những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp trên
- 6 biểu hiện cảnh báo bạn đã mắc phải bệnh tim mạch
Những thông tin cần biết về bệnh hen phế quản
Hỏi: Bệnh hen phế quản là gì?
Trả lời: Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến co thắt đường thở, phù nề, thở rít, khó thở, ho tái diễn, tăng tiết đờm và hạn chế cung cấp luồng khí oxy vào cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản nhưng hay gặp là do dị ứng và nhiễm khuẩn.
Hỏi: Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Trả lời: Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh hen phế quản là 1 loại bệnh hô hấp rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng hiện nay có nhiều người vẫn chưa ý thức được điều này nên không có sự quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sau. Nhiều bệnh nhân sau vài phút lên cơn hen và không thở được nhưng lại không có phương pháp cấp cứu kịp thời đã tử vong ngay sau đó. Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như: tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản-phổi, khí phế thủng, suy tim…
Hỏi: Có những cách nào để giúp tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân hen phế quản?
Trả lời:
Dẫn lưu tư thế, vỗ rung là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ chủ động tác động một lực cơ học và các kỹ thuật trị liệu hô hấp. Đây là kỹ thuật đặc biệt chỉ có trong chuyên ngành lao và bệnh phổi. Tuần tự các bước được tiến hành như sau:
- Làm ẩm niêm mạc hô hấp và làm mềm các chất dịch ứ đọng: Dùng máy khí dung bằng các thuốc chống viêm hoặc có thể dùng nước muối sinh lý 9%o, đồng thời nhắc người bệnh uống thêm nhiều nước, tốt nhất là nước chanh hoặc nước cam.
- Dẫn lưu tư thế, vỗ, rung:
Dẫn lưu tư thế: Tư thế dẫn lưu là tư thế thích hợp mà người điều trị đặt ra cho người bệnh, tư thế này giúp người bệnh có thể ho, khạc tống đẩy đờm, dịch thuận tiện nhất. Trên cơ sở đó tác động lực cơ học vỗ, rung vào phần ngực tương ứng phần phổi tổn thương giúp đờm, dịch ứ đọng tại nơi tổn thương bong ra và giải phóng vào đường phế quản, rồi bằng động tác ho hữu hiệu tống đẩy ra ngoài cơ thể.
Do vậy, người thầy thuốc cần nắm vững giải phẫu đường khí phế quản, nắm vững đặc điểm tổn thương của từng người bệnh, nhất là trên phim Xquang để áp dụng hiệu quả tư thế dẫn lưu.
Ví dụ: Tổn thương nằm ở thùy dưới phổi trái, tư thế dẫn lưu sẽ là phổi trái nằm ở phía trên còn phổi phải sát với mặt giường, đầu thấp, quy ước gọi tư thế này tư thế nghiêng trái, đầu thấp.
Vỗ: Người thực hiện đứng bên cạnh người bệnh, dùng tay phải chụm lại tạo nên một đệm không khí giữa tay và thành ngực. Khi vỗ, tay phải thật mềm mại, nhẹ nhàng tạo một lực cơ học vừa phải để làm bong đờm dịch. Sau một đợt vỗ hướng dẫn người bệnh ho hữu hiệu để tống đẩy đờm dịch vừa được bong ra ngoài. Tùy mức độ và thể trạng của người bệnh để tác động lực thích hợp. Tốt nhất là vỗ trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Có thể tiến hành vỗ lồng ngực nhiều lần trong ngày. Tháo bỏ nhẫn, đồng hồ và vòng đeo tay của bạn. Thực hiện lần lượt các bước sau:
– Phủ một tấm vải mỏng lên người bé (nếu bé cởi trần), tránh vỗ trực tiếp vào da.
– Gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Khi vỗ thì lớp không khí sẽ bị kẹt giữa bàn tay khum và lồng ngực tạo nên âm thanh bồm bộp, chứ không phải âm thanh bèn bẹt, giống như khi vỗ tay. Vỗ đúng cách không hề gây đau.
Tư thế bàn tay đúng khi vỗ ngực
Hỏi: Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lồng ngực
Theo các giảng viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Khi vỗ lồng ngực, bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay và vai. Vỗ bên trái rồi sang bên phải. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
Tiếp tục vỗ dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực.
- Rung: Lưu ý người thực hiện làm sao vỗ hoặc xen kẽ và chỉ làm vào kỳ thở ra (khi người bệnh thở ra). Hai tay người thực hiện đặt chồng lên nhau trên thành ngực tương ứng với tổn thương ở phổi, cẳng tay và khuỷu tay của người thực hiện luôn luôn thẳng. Hướng dẫn người bệnh hít vào một hơi và khi người bệnh thở ra thì ấn đẩy, rung vào thành ngực tạo rung cơ học ấn đẩy đờm dịch vừa được bong di chuyển về phía phế quản lớn và từ đó bằng ho hữu hiệu sẽ đẩy hắt ra ngoài. Sau khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực bảo bệnh nhân thở sâu và ho mạnh để tống đờm ra ngoài.
Tư thế rung lồng ngực
- Hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả: Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước. Đầu gối và hông gấp lại để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho. Hít vào chậm qua mũi, thở ra qua môi mím. Ho 2 lần trong mỗi thì thở ra.
Nếu quý độc giả có bất kỳ điều gì thắc mắc thì hãy để lại câu hỏi để được các thầy cô giáo trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải đáp.
Nguồn: Y khoa việt