Cây duối hay còn được gọi với tên khác là Ruối hay sompo, đây là một cây thuốc với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe con người. Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu những công dụng mà cây Duối mang lại nhé.
- Bật mí chế độ ăn tốt nhất cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
- Tìm hiểu những tác dụng của cây Mơ tam thể đối với sức khỏe con người
- Sữa ong chúa tươi nguyên chất có tác dụng gì đối với sức khỏe
Duối là loại cây thường mọc hoang phân bố nhiều ở nước ta
Mô tả thông tin về cây Duối
Duối là loại cây thuộc họ dâu tằm Moraceae, có tên khoa học là Streblus asper Lour. Duối là một cây mọc rất phổ biến và được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta để làm hàng rào do có nhiều cành chằng chịt với nhau. Cây có thể cao tới 4m -8 m, cành mang hoa gầy, lá hình trứng, rộng 12 mm-35 mm, dài 3cm-7cm, mép có răng cưa, cứng, nháp, không có lông. Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, đính phía dưới những cành ngắn, hoa cái mọc đơn độc trên một cuống. Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài.
Một số tác dụng dược lý của cây Duối
Cây duối có một số tác dụng dược lý như: chống oxy hóa antioxydant; chống dị ứng anti-allergique; chống sốt rét antipaludiques; chống ung thư anti-cancer; những bệnh về bổ dưởng tim mạch maladies cardio-toniques – và những đặc tính diệt côn trùng insecticides.
Thành phần hóa học có trong cây Duối
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Trong nhựa mủ duối có nhựa và một ít cao su. Trong nhựa duối đã đông đặc. Tỷ lệ nhựa tới 76 % và cao su là 23%.
Ứng dụng cây Duối vào một số đơn thuốc hữu dụng
Duối được dùng trong các vị thuốc chữa bệnh hữu dụng
- Trị bí tiểu, nước tiểu sẻn đỏ do nóng: Cành và rễ duối 20 g, rửa sạch, thái mỏng cho vào ấm đổ 500 ml nước, sắc còn 250 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình. Có thể dùng bài thuốc sau: Vỏ rễ duối, rễ nhót, mỗi vị 20g, sao vàng. Đổ 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
- Trị mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Nhựa duối tẩm vào giấy bản rồi dán vào mụn 3 giờ, ngày thay 2 lần.
- Trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán do thay đổi thời tiết: Phết nhựa duối lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3 cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt đỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 – 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt.
- Chữa đái buốt, đái đục: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20 g, (sao vàng), bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
- Trị đau nhức răng do sâu răng: Vỏ cây duối 20 g, thái mỏng, sắc lấy nước đặc ngậm.
Ngoài ra các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết rằng ở một số địa phương người ta còn dùng lá duối sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ và làm thuốc lợi sữa.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn