Bệnh vàng da hiện nay đã trở nên phổ biến, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không biết nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào?
- Bệnh viêm xoang – căn bệnh khó chịu khi chuyển mùa
- Những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang bạn nên cẩn trọng
- Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm xoang
Hiện nay bệnh vàng da đang trở nên phổ biến ở rất nhiều lứa tuổi như ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh vàng da cũng xuất hiện ở người trưởng thành thì lúc này triệu chứng này không còn đơn giản như vậy nữa, mà rất có thể là triệu chứng cảnh báo gan đã bị tổn hại và nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Một số biểu hiện của bệnh vàng da
Vàng da biểu hiện ở màu da của người bệnh sẽ vàng hơn bình thường kèm theo đó là vàng mắt, vàng móng, nước tiểu sẫm màu… Khi quan sát kĩ các triệu chứng của da bạn sẽ biết được bệnh của mình ở cấp độ nhẹ hay nặng, hoặc nếu không thể nhận biết bạn phải nhờ đến các xét nghiệm liên quan để chuẩn đoán bệnh.
Dựa vào triệu chứng cụ thể: Bệnh vàng da sẽ chia thành 2 cấp độ
- Vàng da nhẹ: Việc nhận biết thường gặp khó khăn hơn và cũng khó có thể nhận định dưới ánh đèn vì niêm mạc người bệnh chỉ hơi phớt vàng, phải nhìn dưới ánh sáng mặt trời mới có thể phát hiện được.
- Vàng da nặng: Màu da vàng nhiều hoặc ít, kết hợp với các vết sạm. Vàng ở cả niêm mạc mắt, miệng và lưỡi, nước tiểu sẫm màu.
Dựa vào xét nghiệm: Vàng da hay còn được gọi là hoàng đản là một biểu hiện lâm sàng cho tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu, đồng thời là triệu chứng đặc trưng cho nhiều bệnh lý trong hệ thống gan mật.
- Xét nghiệm máu: để tìm ra định lượng bilirubin trong máu, chỉ số bình thường là 8-12mg/l, khi vàng da chỉ số này sẽ tăng lên đáng kể.
- Xét nghiệm nước tiểu: đây cũng là một xét nghiệm để nhận biết về bệnh vàng da.
Theo Kỹ thuật Viên xét nghiệm từng theo học Cao đẳng xét nghiệm thì đây là 2 xét nghiệm cần thiết để xác định trong các trường hợp vàng da nhẹ, nếu người bệnh có biểu hiện rõ ràng hơn thì sẽ tiến hành định lượng bilirubin trong máu để đánh giá về mức độ vàng da và theo dõi diễn biến chính xác hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh vàng da
Nguyên nhân gây nên tình trạng này được cho là do lượng bilirubin trong máu tăng cao, bilirubin thì đây lại là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy nằm trong tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu bị vỡ cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào mới để thay thế, những tế bào đã chết được gan xử lý. Tuy nhiên trong trường hợp nếu gan gặp vấn đề hoặc tổn thương thì quá trình này cũng sẽ bị ngưng trệ khiến lượng bilirubin tích tụ càng nhiều trong cơ thể sẽ là nguyên nhân khiến da có màu vàng.
Theo bài nghiên cứu về bệnh vàng da và cách chữa trị của sinh viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì trên thực tế có không ít nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da, điển hình nhất có thể kể đến như:
- Bệnh viêm gan virus: Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh có biểu hiện vàng da nhiều, kèm theo là vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón. Đối với trường hợp này bệnh nhân cần xét nghiệm men gan để chuẩn đoán bệnh ngay khi nhận thấy những triệu chứng này.
- Bệnh xơ gan: Triệu chứng thường thấy bao gồm vàng da, trướng bụng nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, suy giảm chức năng gan. Xơ gan có diễn biến khá âm thầm và khi phát hiện thường đã ở giai đoạn nguy hiểm.
- Ung thư gan: Triệu chứng vàng da sẽ nặng hơn khi bị ung thư gan kèm theo hiện tượng đau gan, mệt mỏi, sút cân, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, dịch cổ trướng có màu xanh. Gan to, mặt gồ ghề…
- Tắc mật: Tắc mật sẽ gây vàng da với các dấu hiệu điển hình như: đau bụng, sốt rét, vàng da nhiều, đôi khi còn xuất hiện cả những cơn đau ở vùng hạ sườn phải rồi lan lên ngực và gan.
- Ung thư đầu tụy: Triệu chứng vàng da xuất hiện kèm theo phân bạc màu, sốt, gan to nhưng không đau, túi mật to và kết quả siêu âm sẽ phát hiện u ở đầu tụy.
- Sốt rét: Đối với những bệnh nhân bị sốt rét cũng sẽ bị vàng da, kèm theo những cơn rét run, lách to. Thông tin y tế cũng cho biết, đến lúc này bệnh nhân cần đi xét nghiệm và hầu hết đều phát hiện có kí sinh trùng sốt rét.
Ngoài ra, bệnh vàng da còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như bệnh hanot giai đoạn đầu, bệnh vàng da do tan máu…
Ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh vàng da
Vàng da là một bệnh ảnh hưởng đến gan. Hàm lượng bilirubin trong máu tăng lên và tình trạng này được gọi là vàng da. Vì vậy, bạn cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị vàng da. Một khi gan yếu, nó sẽ không còn khả năng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ.
Sau đây là một số loại thực phẩm rất tốt nhất để chữa bệnh vàng da, loại thực phẩm quen thuộc nhưng lại có tác dụng giúp giải độc gan, làm trẻ hóa các tế bào gan để loại bỏ nhiễm trùng.
- Nước trái cây: Một trong số các loại thực phẩm hiệu quả nhất để chữa bệnh vàng da.
- Nước củ cải đỏ ép: Có khả năng đẩy nhanh lượng bilirubin dư thừa ra khỏi máu và gan. Vì vậy, uống 2-3 ly nước củ cải ép mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Hạt rau mùi: Ngâm hạt rau mùi qua đêm và uống vào buổi sáng, nước hạt rau mùi giúp tẩy độc tố ra khỏi gan.
- Nước ép cà chua: Có công dụng trẻ hóa các tế bào gan khi cà chua là một nguồn giàu vitamin C và lycopene và là một chất chống ô xy hóa rất mạnh.
- Sữa đông: Dễ tiêu hóa cung cấp nhiều probiotic cho dạ dày, ăn sữa đông mỗi ngày kích thích vi khuẩn tốt trong dạ dày phát triển.
- Lá húng quế: Là một phương thuốc rất tuyệt vời tự nhiên khi có tác dụng giúp chức năng gan trở lại bình thường. Nghiền nát 4-5 lá húng quế tươi và ăn vào đầu buổi sáng.
- Nước chanh: Có công dụng tẩy độc tố rất tốt, vắt ít chanh vào nước vào mỗi buổi sáng uống khi bụng đói để giúp thanh lọc cơ thể. tuy nhiên, không nên vắt quá nhiều và chua sẽ có hại cho dạ dày. Điều Dưỡng Viên từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Hà Nội nói.
- Thơm (dứa): giúp làm sạch các tế bào gan, là một trong các loại thực phẩm chữa bệnh vàng da hiệu quả.
Vàng da tuy chưa phải căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm để tránh trường hợp bệnh diễn ra theo chiều hướng xấu đi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và cả gia đình.
Nguồn: Y khoa việt nam