Bệnh hở van tim 2 lá để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vậy chúng ta phải phòng ngừa và điều trị căn bệnh này như thế nào?
- Tập luyện như thế nào phù hợp với người bệnh tim mạch?
- Những phương pháp điều trị căn bệnh suy tim hiện nay
- Chế độ ăn tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hở van tim 2 lá
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hở van tim 2 lá
Theo các chuyên gia tư vấn điều trị bệnh học cho biết, hở van tim 2 lá là tình trạng van hai lá đóng không khít khiến một lượng máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước đó thay vì được bơm ra hệ tuần hoàn. Mức độ nguy hiểm của hở van tim 2 lá phụ thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng, biến chứng đi kèm. Theo đó, một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
Suy tim – biến chứng âm thầm
Hở van 2 lá khiến tim phải co bóp nhiều hơn để duy trì đủ máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu ngày làm cơ tim dày lên, buồng tim giãn và nhanh chóng dẫn đến suy tim.
Rung nhĩ gây ngừng tim
Hở van tim 2 lá làm máu bị ứ lại ở buồng tâm nhĩ trái, lâu ngày có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn gây ra cơn rung nhĩ. Đây là một dạng của rối loạn nhịp tim cấp tính (tim đập nhanh bất thường và hỗn loạn). Rung nhĩ có thể tạo cục máu đông di trú lên não gây đột quỵ ở người bệnh.
Tăng áp động mạch phổi
Van động mạch chủ là van tim nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ kiểm soát dòng máu được bơm ra khỏi tim theo một chiều cố định. Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín, dẫn đến một phần máu bị trào ngược trở về tim sau khi đã vào động mạch chủ. Mức độ hở van càng lớn, lượng máu trào ngược vào tim càng nhiều và mức độ nguy hiểm càng cao.
Phòng ngừa, giảm tỉ lệ rủi ro biến chứng bệnh hở van tim bằng cách cân bằng dinh dưỡng
Phòng ngừa, giảm tỉ lệ rủi ro biến chứng bệnh hở van tim 2 lá như thế nào?
Tuy rằng là bệnh tim mạch nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn có thể phòng ngừa để giảm tỉ lệ rủi ro biến chứng bằng cách sau đây:
- Sử dụng thuốc điều trị: thuốc hạ huyết áp, mỡ máu, chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm nhịp tim…
- Ăn uống khoa học: Người bệnh hở van tim nên ăn những thực phẩm/món ăn tốt cho tim mạch như cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả. Không nên ăn quá mặn, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo
- Phẫu thuật: Sửa van tim, thay van là cần thiết trong các trường hợp sử dụng thuốc không kiểm soát được triệu chứng. Chi phí phẫu thuật hở van tim 2 lá sẽ khá tốn kém.
Ngoài các cách trên thì người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Thực tế, bệnh hở van tim khó có thể chữa khỏi, nhưng người bị hở van tim có thể giảm thiểu được sự nguy hiểm, sống lâu hơn nếu có được phương pháp đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn