Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu, ở điều kiện lý hoá nhất định.
Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau; có nguy hại cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Người ta nhận thấy sỏi canxi oxalate chiếm cao nhất 70 – 80% rồi đến canxi photphat, sỏi amoni – magic photphat, sỏi axit uric và sỏi xystin.
Nguyên nhân bệnh soi tiết niệu
Sự hình thành sỏi do biến chứng của nhiều bệnh. Vì vậy sự phát sinh sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, đặc biệt tuỳ vào từng loại sỏi. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chung như sau:
– Yếu tố di truyền: đối với sỏi xystin, sỏi axit uric.
– Các dị dạng bẩm sinh: những di dang bẩm sinh hoặc mắc phải là nguyên nhân thuận lợi để tạo sỏi do ứ đọng và nhiễm khuẩn.
– Yếu tố địa dư và khí hậu: khí hậu nóng khô, vùng sa mạc và nhiệt đới.
– Chế độ ăn uống: tác động trực tiếp đến bệnh sỏi như: canxi, photphat, oxalat ….
Ngoài ra còn có trường hợp nằm bất động lâu tạo điều kiện sinh sỏi.
Theo y học cổ truyền do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ giọt gọi là sa, to lên gọi là thạch. Thấp nhiệt còn gây xuất huyết ứ khí trệ gây chảy máu.
Triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu
+ Triệu chứng cơ năng:
Sỏi tiết niệu có trường hợp diễn biến tiềm tàng và âm thầm nhưng phần lớn có những biểu hiện lâm sàng rõ nét:
- Đau vùng thắt lưng: đặc biệt lúc sỏi di chuyển.
- Cơn đau quặn thận: đau dữ dội đau từ thắt lưng lan xuống bẹn và vùng sinh dục, kèm tiểu gắt, tiểu đỏ, chướng bụng, nôn ói.
- Tiểu máu toàn bộ, tiểu đục khi có nhiễm khuẩn kèm theo hoặc vô niệu.
- Sốt cao, rét run; đôi khi không có sốt.
+ Triệu chứng thực thể:
Ấn đau vùng hố thận, các điểm niệu quản trên giữa có liên quan. Đôi khi bập bềnh thận, chạm thận ( + ).
Cách phòng chống bệnh sỏi tiết niệu
Theo chuyên gia Y khoa Việt Nam chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề…
- Khi phát hiện bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên uống nhiều nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.
Trên đây là bài viết Cách phòng bệnh sỏi tiết niệu hiệu quả , hy vọng bài viết này cung cấp đủ thông tin đến cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!