Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng

Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng

Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng
5 (100%) 6 votes

Ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn, trẻ vẫn chơi, vẫn thích ăn nhưng đứng cân hoặc sụt cân, mất vẻ bụ bẫm, bắp thịt nhão làm trẻ chậm biết đi, da dẻ hết hồng hào hoặc ít hoạt bát hơn trước.

nhận-biết-trẻ-bị-suy-dinh-dưỡng-còi-xương-và-nên-cho-trẻ-uống-sữa-gì-ăn-gì-để-

Giai đoạn toàn phát bệnh ảnh hưởng đến tâm lý: trẻ thờ ơ với ngoại cảnh, chán ăn, quấy khóc, ít ngủ …

Tuỳ theo nguyên nhân suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện dưới 3 dạng lâm sàng: thể teo đét, thể phù và thể hỗn hợp.

  1. Thể teo đét:

Thể teo đét còn được gọi là Marasmus (tiếng Pháp nghĩa là mẹ ghẻ). Trẻ suy dinh dưỡng do đói thực sự, thiếu cả chất đạm, béo, đường … ở mức độ trầm trọng.

Trẻ có vẻ mặt gầy, mắt trũng, hốc hác như cụ già, bụng chướng, ỏng, mông teo, có dấu hiệu “nếp quần rộng”, tứ chi khẳng khiu, chỉ còn da bọc xương, dân gian gọi là “ban khỉ”.

Trong thể teo đét các biểu hiện thiếu vitamin ở mức độ nhẹ hơn, gan không bị thoái hóa mỡ.

Nếu bù dinh dưỡng kịp thời trẻ có thể hồi phục.

  1. Thể phù:

Thể phù còn được gọi là Kwashiokor. Trẻ suy dinh dưỡng do ăn quá nhiều bột nhưng lại thiếu đạm và chất béo trầm trọng. Thường xảy ra ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm và sau cai sữa thức ăn chủ yếu toàn chất bột.

  • Toàn thân trẻ phù, da xanh, bắp thịt nhão. Phù trắng, mềm, phù nhiều đến mức căng da, nứt nẻ các nếp gấp.
  • Trẻ kém chơi, biếng ăn.
  • Trẻ hay tiêu chảy, viêm phổi.

Trên da có những nốt đỏ sau sậm màu dần, bong vẩy, hăm đỏ, lở loét, nhất là các nếp gấp, vùng mông, bẹn.

Sau khi bong vẩy vùng da loang lổ như da rắn, thường gặp ở bé trai nên được gọi là Kwashiokor (tiếng thổ dân châu Phi: Kwashi là con trai, okor là màu đỏ).

Ngoài ra thể phù còn có các biểu hiện: tóc thưa, dễ gãy, dễ rụng; răng mất bóng, sậm màu, dễ mẻ, dễ sâu; mắt khô, sợ ánh sáng, đục giác mạc; xương biến dạng; gan thoái hóa mỡ, ăn khó tiêu, chướng bụng; trẻ khù khờ, chậm chạp; suy tim …

f71tresuydinhduongdetanghuyetapkhitruongthanh1

  1. Thể hỗn hợp:

Thể hỗn hợp là thể phù đã được điều trị. Trẻ hết phù, trở thành teo đét nhưng gan vẫn to và thoái hóa mỡ, chưa phục hồi hoàn toàn.

Tuy mức độ khác nhau nhưng cả 3 thể trên xét nghiệm đều có kết quả thiếu máu nhược sắc, giảm đạm máu toàn phần, giảm lipid máu, rối loạn nước, điện giải và giảm khả năng bảo vệ cơ thể.

Ngoài các biểu hiện trên, theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam trong suy dinh dưỡng nặng thường kèm thêm các biểu hiện của thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A có thể dẫn đến khô mắt gây mù lòa vĩnh viễn.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *