Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây mù lòa vì vậy mọi người nên tìm hiểu bệnh đục thủy tinh thể và cách phòng ngừa sớm.
- 5 Bài thuốc dân gian cấp cứu say nắng nhanh chóng
- 10 thói quen nguy hiểm đối với cột sống bạn có biết?
- Hương nhu – Vị thuốc Đông Y chữa bách bệnh
Tìm hiểu căn bệnh đục thủy tinh thể
Theo Y khoa Việt Nam thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và các protein, sắp xếp trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc, nhờ đó mà chúng ta có thể nhìn rõ các vật thể dù ở xa hay gần. Khi thủy tinh thể của mắt bị mờ, có thể hình dung như một tấm kính bị phủ sương mù gây nên bệnh đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt).
Bệnh đục thủy tinh thể xảy ra khi nào?
Bác sĩ giảng viên trường cao đẳng dược Sài Gòn cho biết tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đục thủy tinh thể, giảm thị lực ở những người bước qua tuổi trung niên.
Một số yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh đục thủy tinh thể như: căng thẳng, tia tử ngoại, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm… gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng mắt, cộng thêm các viêm nhiễm vùng mắt là nguyên nhân chính khiến cho các protein của thủy tinh thể bị co cụm lại, tạo thành những đám mây che phủ tầm nhìn của mắt, người bệnh sẽ bị đục thủy tinh thể. Sau đó khiến thị lực giảm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, dùng thuốc corticoid kéo dài, chấn thương, bẩm sinh,…
Bên cạnh đó, những người không chú ý tập luyện và cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt; dùng nhiều rượu bia, thuốc lá; tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa; trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể;… cũng có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể thể hiện nhjư thế nào?
Theo kiến thức Y học bệnh đục thủy tinh thể thường không gây đau, ban đầu sẽ không thấy có dấu hiệu hoặc thay đổi nào về thị lực. Đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn thì xuất hiện các triệu chứng như:
- Mắt nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung xem TV hoặc đọc sách báo;
- Nhìn thấy nhòe, cảm giác có hào quang xung quanh, màn sương che phủ trước mắt;
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, lóe sáng, quáng gà, nơi râm mát nhìn rõ hơn ngoài nắng;
- Nhìn một vật thành hai hoặc ba hình ảnh khác, người bệnh thấy hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt.
Có một số trường hợp đục thủy tinh thể lệch, tức là bệnh phát triển trước ở một mắt, trong khi mắt còn lại thị lực vẫn bình thường. Theo thời gian bệnh sẽ tiến triển sang mắt thứ hai và gây ra các triệu chứng nhìn mờ tương tự.
Hình ảnh cho thấy hiện tượng đục thủy tinh thể
Cách phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, cách tốt nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị như sau:
- Cải thiện ánh sáng trong nhà với đèn nhiều hơn hoặc sáng hơn, khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi thì nên đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.
- Không hút thuốc lá.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ…
Với những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, khi đi bệnh viện làm phẫu thuật điều trị cần lưu ý: Nhịn ăn sáng để bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết; mang theo toa thuốc và thuốc đang điều trị các bệnh khác (nếu có); có người nhà đưa đi cùng…