Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Bệnh hô hấp >> Cha mẹ cần biết những phương pháp phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ

Cha mẹ cần biết những phương pháp phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ

Cha mẹ cần biết những phương pháp phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ
5 (100%) 3 votes

Cúm được gây nên bởi virus cúm, có thể xảy ra hàng năm nhưng gia tăng vào thời điểm giao mùa và mùa xuân. Trẻ em do đề kháng yếu nên dễ bị virus cúm tấn công hơn. Vậy phương pháp phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ như thế nào?

Trẻ nhỏ dễ bị cúm vì sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu

Trẻ nhỏ dễ bị cúm vì sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu

Dấu hiệu của bệnh cúm ở trẻ như thế nào?

Bác sĩ của trang tin tức Y khoa Việt cho biết: Thường thì các dấu hiệu cho thấy trẻ bị cúm sẽ khởi phát sau khi trẻ bị virus cúm tấn công khoảng 2 ngày. Ban đầu trẻ sẽ sốt nhẹ sau đó tăng dần nhiệt độ, thậm chí có thể lên trên 39 độ C. Ngoài ra trẻ cũng sẽ có hiện tượng đau họng, ớn lạnh, đau nhức đầu và hốc mắt, đau khắp người, chảy nước mắt nước mũi, mệt mỏi, ăn kém, có thể bị tiêu chảy. Sau khoảng 4 – 7 ngày, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần.

Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng hoặc chăm sóc không đúng cách, hệ miễn dịch suy giảm khi mắc cúm sẽ rất dễ gây ra các biến chứng ở trẻ như: Viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, nặng nhất có thể gây tử vong ở trẻ mắc bệnh mạn tính.

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp cần làm để phòng bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp cần làm để phòng bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Phương pháp phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ

Nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, muốn phòng bệnh cúm ở trẻ hiệu quả cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

Tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm

Đây là biện pháp có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm gây ra. Không những thế, tiêm vacxin cúm hàng năm còn giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành trong thời điểm đó để được bảo vệ một cách đầy đủ nhất.

Xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày

+ Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm.

+ Nếu trẻ bị cúm mà bác sĩ chỉ định chỉ cần điều trị tại nhà thì sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ nên cho trẻ cách ly tại nhà để tránh tạo điều kiện cho bệnh lây lan.

+ Nếu trẻ đã lớn, khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ che miệng và mũi bằng giấy sau đó cho giấy vào thùng rác.

+ Thường xuyên dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có lượng cồn hơn 60 độ để rửa tay.

+ Tránh đưa tay chạm vào miệng, mũi, mắt vì nó khiến virus dễ lây lan.

+ Dùng cồn 70 độ để sát trùng các bề mặt vật dụng của trẻ.

Tuân thủ chỉ định điều trị do bác sĩ đưa ra

Muốn phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ gây ra biến chứng nguy hiểm, khi có chỉ định điều trị của bác sĩ cha mẹ cần tuân thủ nghiêm túc. Việc dùng thuốc cho trẻ sẽ được bác sĩ cân nhắc khi cần thiết với mục đích làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện cho trẻ.

Cha mẹ không được dùng aspirin cho trẻ khi bị cúm

Cha mẹ không được dùng aspirin cho trẻ khi bị cúm

Một số vấn đề cần lưu ý

Giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng TPHCM chia sẻ: Nếu chẳng may trẻ bị cúm, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ trở nên nặng hơn hoặc biến chứng nguy hiểm:

– Cho trẻ ở phòng riêng để cách ly, tránh làm lây lan bệnh nhưng vẫn cần đảm bảo trẻ được ở trong môi trường thông thoáng, dễ chịu.

– Trong thời gian bị cúm trẻ cần được uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các loại thức ăn dễ tiêu để bổ sung vitamin để hồi phục nhanh hơn.

– Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng và thời gian quy định: dùng thuốc chứa paracetamol đơn chất, khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, cách mỗi 4 – 6 giờ kết hợp chườm ấm. Không được hạ sốt cho trẻ bằng aspirin.

– Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng, thậm chí còn dẫn đến tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị sau đó gặp phải nhiều khó khăn.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và tắm bình thường chứ tuyệt đối không nên kiêng tắm.

– Vào mùa lạnh, nếu trẻ bị cúm cần giữ ấm cho trẻ khi ngủ, nhất là lúc nửa đêm đồng thời chú ý lau mồ hôi khi trẻ vã mồ hôi vì lúc này nhiệt độ cơ thể bốc hơi nên gây lạnh, rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp.

– Nếu trẻ bỏ ăn, li bì, quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Cúm là bệnh dễ lây khi trẻ ho, hắt hơi khiến virus bắn vào không khí. Vì thế khi trẻ bị cúm tốt nhất nên cho trẻ ở nhà để phòng lây lan cho cộng đồng. Trau dồi kiến thức về bệnh cúm cũng là một cách nên làm để cha mẹ có thể phòng bệnh cúm ở trẻ hoặc chăm sóc trẻ khi bị bệnh tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *