Parkinson là một căn bệnh người già gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh Parkinson có thể chữa khỏi được không?
- Loãng xương gây hại những gì cho sức khỏe?
- Những cách phòng ngừa tình trạng đột quỵ não
- Những quan niệm sai lầm về ngô ngọt
Thông tin về bệnh Parkinson
Theo các bác sĩ Y khoa Việt cho biết, hiện nay y học hiện đại vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể được kiểm soát được các triệu chứng bằng thuốc hay phẫu thuật, hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh nhờ xây dựng một lối sống lành mạnh.
Điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc
Sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc Parkinson, sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị, bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị suốt đời. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và biểu hiện thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp giúp hạn chết tối đa tác dụng phụ và kiểm soát được triệu chứng của bệnh.
Nếu bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Madopar (hoặc Sinemet), hãy chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Bởi vì thuốc chỉ uống khi đói nên bạn nên ăn nhẹ 1 – 2 cái bánh gạo để tránh tác dụng phụ đau dạ dày. Bạn không nên dùng thuốc cùng bữa ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc. Hãy lưu ý việc sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng đã được chỉ định, hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa đều đặn để được điều chỉnh liều lượng từng thuốc cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau.
Tuy nhiên các thuốc điều trị Parkinson thường chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 4 -5 năm. Càng về sau, khả năng đáp ứng với thuốc càng kém hiệu quả, buộc người bệnh phải tăng dần liều dẫn đến tăng nguy cơ gặp biến chứng.
Điều trị bệnh Parkinson không dùng thuốc
Cùng với việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể điều trị bằng cách không dùng thuốc với kết quả điều trị mang lại tương đương, đây chính là cách chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và không hề có tác dụng phụ.
Dưới đây là 3 cách điều trị bệnh Parkinson không dùng thuốc mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng
Tăng cường vận động: Chơi các môn thể dục, thể thao vận động cơ thể giúp tăng lượng cơ bắp, giảm mỡ thừa, đảm bảo cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn. Đây cũng là cách đơn giản giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng một cách tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…
Trong quá trình tập luyện người bệnh cần phải lưu ý không nên di chuyển quá nhanh và phải bảo đảm bám chặt chân xuống mặt sàn, hãy dừng tập luyện và điều chỉnh lại tư thế nếu cảm thấy đứng không vững và không nhìn xuống chân khi đi bộ…
Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ tập luyện kết hợp với việc ăn uống khoa học giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và người mắc bệnh Parkinson. Sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng Parkinson. Bạn cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để phòng ngừa chứng táo bón. Hãy ăn thường xuyên các loại cá và những thức ăn chứa nhiều omega – 3 rất tốt cho hệ thần kinh.
Thả lỏng, thư giãn toàn thân: Hãy cho người bệnh Parkinson tham gia các lớp học thiền, yoga… hay đến các trung tâm vật lý trị liệu để được massage, châm cứu thư giãn. giảm triệu chứng đau, tê, mỏi ở người Parkinson. Đây là một những kiến thức Y học được các bác sĩ chia sẻ.
Vận động cơ thể giúp cải thiện tình trạng bệnh Parkinson
Điều trị bệnh Parkinson bằng cách phẫu thuật
Điều trị bệnh Parkinson bằng cách phẫu thuật chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nặng, ở giai đoạn muộn và không còn đáp ứng với thuốc điều trị sẽ có thể được chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu.
Kỹ thuật kích thích não sâu được xem là phương pháp mới nhất hiện nay để điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, để có thể thực hiện phẫu thuật người bệnh sẽ phải bỏ ra số tiền vào khoảng 700 triệu đồng. Đây là một vấn đề không hề nhỏ với những người bệnh không có điều kiện kinh tế.
Có thể thấy rằng việc điều trị căn bệnh Parkinson vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do đó ngay từ khi có biểu hiện đầu tiên của bệnh thì cần phải đi khám và xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi điều độ, những người thân trong gia đình hãy là nguồn động lực, động viên hỗ trợ giúp người bệnh giữ vững niềm tin, quyết tâm điều trị để có thể kiểm soát và duy trì hiệu quả điều trị cao trong thời gian dài, bởi đây là một cuộc hành trình đầy thử thách khó khăn.