Bệnh béo phì, thừa cân ngày càng có xu hướng gia tăng khi mà lượng calo cung cấp vào cơ thể lớn hơn rất nhiều lượng calo mà chúng ta tiêu thụ.
Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam người mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp…và điều dễ nhận thấy nhất không những ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần. Cụ thể:Để điều trị bệnh béo phì, người bệnh cần có 1 chế độ ăn uống và vận động khoa học, cần phải kiên trì. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống với người bệnh béo phì.
Nguyên tắc chung:
- Giảm năng lượng đưa vào qua ăn uống, đặc biệt giảm chất béo, tăng chất xơ trong chế độ ăn.
- Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực.
- Năng lượng đưa vào ≥800 Kcal/ ngày và nên dựa vào chỉ số BMI (kg/m2)
- Ăn ít chất béo, giàu chất xơ, đủ protein, vitamin, muối khoáng, đủ nước và 6g muối mỗi ngày.
- Giảm cân ban đầu, lúc đầu có thể 1 kg/tuần, sau giảm từ từ.
- Tạo thói quen ăn uống và luyện tập theo lời khuyên của thầy thuốc.
- BMI giảm thì năng lượng tăng dần để đạt bữa ăn bình thường.
Các thức ăn, nước uống nên và không nên dùng:
- Các thức ăn nên dùng:
- Gạo.
- Các loại khoai, đậu …
- Các loại thịt ít mỡ; tôm, cua, cá ít béo …
- Sữa chua, sữa đậu nành, sữa tách bơ …
- Rau quả các loại.
- Dầu mỡ hạn chế 10-20 g/ngày.
- Muối: 6 g/ngày.
Các thức ăn không nên dùng:
- Mỡ, thịt nhiều mỡ, bơ, óc thận, tim, gan, lòng …
- Hạn chế đường, bánh kẹo, mật …
- Bỏ rượu bia, cà phê, trà; tránh ăn mặn (thức ăn nấu mặn).
Cách chế biến thức ăn:
- Tránh xào rán nhiều mỡ, nên tăng rau theo dạng luộc canh, gỏi, rau trộn dầu dấm.
Phương pháp đề phòng béo phì:
- Tập trung vào các đối tượng, lứa tuổi tiềm năng phát triển béo phì như: các trẻ em có cha mẹ béo phì, trẻ có vóc người bè ngang, độ tuổi bắt đầu có tăng cân, phụ nữ sau sinh.
- Đổi mới quan niệm không cho trẻ béo là trẻ khoẻ. Béo phì thường kéo theo hàng loạt các nguy cơ bệnh lý và tử vong.
- Giữ chế độ ăn hợp khoa học: không quá nhiều chất béo, đủ protein, tăng tỉ lệ thức ăn sinh nhiệt dạng glucid, đủ vitamin và muối khoáng. Không uống rượu, không uống quá nhiều bia.
- Thường xuyên luyện tập, tham gia các hoạt động thể lực.
- Cần thay đổi món ăn trong tuần.