Cảo bản hay còn được gọi với tên khác là quỷ khanh hay cảo bổn, đây là một loại thảo dược mọc hoang được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.
- Những thông tin cần thiết về bệnh viêm màng não mủ ở trẻ
- Tác dụng của thuốc abacavir trong ngăn ngừa lây nhiễm HIV
- Bỏ túi những công dụng chữa bệnh từ cây xương sông
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Cảo bản
Thông tin sơ lược về cây thuốc cảo bản
Cảo bản là một loại cây thuộc họ hoa tán, tên khoa học là Luguslicum sinense Oliv. Cảo bản được xem là một cây thuốc quý, thuộc dạng cây thảo sống lâu năm cao 0,5m-1m có khi cao hơn, lá mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống là dài 10cm-20 cm phía dưới ôm lấy thân cây, lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả, mỗi phân quả có 5 sống, chạy dọc giữa các sống có 5 bó libe gỗ. Các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ. Cây này gọi là Tây khung cảo bản.
Theo các thông tin của Đông y, Cảo bản có vị cay, tính ôn có tác dụng trị sang lở, mụn nhọt, nhứt đầu, đau bụng, cảm mạo, trị tích tụ hòn cục.
Thành phần hóa học
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Cảo bản chứa dầu bay hơi, trong đó thành phần chủ yếu là 3 – butylphthalide, Cnidilide. Rễ Liêu Cảo bổn hàm chứa dầu bay hơi 1,5 %. ngoài ra hàm chứa thành phần Hexadecanoic acid, Alkaloid v.v…(Trung dược học).
Tác dụng dược lý của cây cảo bản
Dầu trung tính Cảo bản có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm, và có thể ức chế ruột và cơ bàng quang tử cung, còn có thể giảm chậm tốc độ hao hụt ô xy rõ rệt, kéo dài thời gian sinh tồn của chuột con, tăng gia khả năng chịu đựng thiếu ô xy của tổ chức, chống thiếu máu cơ tim của chuột lớn do hoocmon tuyến yên gây ra. Chất chiết cồn có tác dụng giáng áp, có tác dụng kháng khuẩn đối với khuẩn nấm gây bệnh ngòai da thường gặp. Lactone, phthalide Cảo bản và hợp chất diễn sinh của nó có thể làm cho cơ trơn phế quản động vật thí nghiệm lỏng nhão, có tác dụng bình suyễn khá rõ rệt (Trung dược học).
Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây thuốc Cảo bản
Cảo bản là một loại cây thảo thường mọc hoang
- Chữa thiên đầu thống: (đau nửa đầu) Cảo bản 6 g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g, Cam thảo 3g, cho nước 600 ml, sắc còn 1/3, uống trong ngày lúc còn nóng sau bữa ăn.
- Trị đau khớp do phong thấp: Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12 g, Cam thảo 6g: sắc lấy nước uống.
- Chữa cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay: Dùng Cảo bản, Khương hoạt, Phòng phong, Uy linh tiên và Thương truật.
- Chữa đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu: Dùng Cảo bản phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ Bài thuốc: KHƯƠNG HOẠT PHÒNG PHONG THANG gồm có: Khương hoạt 8 g, Độc hoạt, Phòng phong, Cảo bản mỗi thứ 12 g, Mạn kinh tử 12g, Xuyên khung 6g, Cam thảo 6g: sắc lấy nước uống.
- Chữa đau nhói ở tim đã dùng thuốc hạ lợi rồi nhưng không bớt, dùng bài sau để tan độc: Cảo bản 15g, Thương truật 30g, 2 chén nước sắc còn một chén uống nóng (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
- Trị trẻ em ghẻ lở chốc đầu: Dùng Cảo bản sắc nước tắm và giặt quần áo.(Bảo Ấu Đại Toàn )
- Chữa da đầu có nhiều gầu: Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu.
- Trị cảm phải sương mù, nên thanh tà ở thượng tiêu: Cảo bản và Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Trị hàn tà uất ở kinh Túc thái dương có các triệu chứng đau đầu, nhức ở đỉnh đầu: Cảo bản, Khương hoạt, Tế tân, Xuyên khung, Thông bạch sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Chữa ngứa lở ngoài da, gầu ngứa đầu: Cảo bản 15 g, đập dập, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa của trẻ con (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị cảm mạo do phong hàn, nhức đầu ớn lạnh, không ra mồ hôi: Khương hoạt 6 g, Độc hoạt 9g, Phòng phong 9g, Cảo bản 9g, Mạn kinh tử 9 g, Xuyên khung 4,5g, Cam thảo 3g, sắc lấy nước uống (Khương Hoạt Phòng Phong Thang – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa đau nhức ở đỉnh đầu, phong hàn phạm vào não, đau nhức ở đỉnh đầu sau hậu đầu, đến răng má, thấp khớp: Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ, mỗi thứ 9 g, Cam thảo 3g 5 sắc uống sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài những công dụng trên thì dược sĩ Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng đối với những người âm hư hỏa vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng cảo bản để điều trị bệnh.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn