Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ về hiện tượng tăng kali máu

Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ về hiện tượng tăng kali máu

Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ về hiện tượng tăng kali máu
5 (100%) 1 vote

Các bệnh lý về thận gây ra sự rối loạn về thể tích dịch nội bào và ngoại bào và rối loạn  cân bằng acid bazơ điều này dẫn đến tăng Kali máu. Điều trị tăng kali máu là một cấp cứu tích cực do nguy cơ rối loạn nhịp tim, ngừng tim gây tử vong.

Chia sẻ của bác sĩ về hiện tượng tăng kali máu

Chia sẻ của bác sĩ về hiện tượng tăng kali máu

Vì vậy để có những thông tin chính xác về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sỹ Chu Hòa Sơn, hiện đang công tác và giảng dạy tại Truong Cao dang Duoc Sai Gon.

Thưa bác sĩ xin cho hỏi nguyên nhân gây tăng kali máu ?

Trả lời : Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tăng kali máu. Ion kali là ion nội bào vì vậy việc chuyển dịch ion kali ra ngoại bào gây tăng Kali máu. Cơ chế này thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường, do sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ Kali, thuốc cường tim Digoxin .

Việc bố  sung quá nhiều kali ở các nhóm thức ăn như chuối, nho, sô cô la ..hoặc do truyền máu hoặc các nguyên nhân nội sinh như chấn thương, tiêu cơ vân, tan máu, bỏng, hội chứng ly giải khối u cũng là nguyên nhân gây tăng kali máu

Tuy vậy các bệnh lý tại thận vẫn là nguyên nhân chính gây tăng kali máu bởi thận chính là cơ quan quan trọng trong điều hòa thăng bằng nước – điện giải
Nguyên nhân thận bao gồm các bệnh học như suy thận cấp ,suy thận mạn tính, tình trạng nhiễm toan ống thận, viêm thận bể thận……

Thưa bác sỹ xin hỏi các triệu chứng của bệnh như thế nào ?

Trả lời :

Tăng kali máu thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp có thể có biểu hiện một số triệu chứng về thần kinh cơ như mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, liệt, và dị cảm. Đau ngực cũng có thể gặp, nguyên nhân do giảm tưới
máu cơ tim hoặc nhịp tim nhanh, có thể tiến triển đến ngừng tim.
Khi có các biểu hiện trên các bạn nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết . Quan trọng nhất là xét nghiệm điện giải đồ và điện tâm đồ

Và khi xuất hiện các dấu hiệu sau ta cần cấp cứu khần cấp thậm chí là lọc máu cấp cứu :
– Điện tâm đồ: Sóng T cao nhọn, mất sóng P hoặc sóng P dẹt

– Kali > 7,0 mmol / L
– Tăng kali máu nhẹ nhưng có kèm theo các triệu chứng (đánh trống ngực, liệt, yếu cơ)

Biểu hiện của bệnh tăng kali máu

Biểu hiện của bệnh tăng kali máu

Thưa bác sỹ điều trị bệnh này như thế nào ?

Trả lời : Khi tiếp cận bệnh nhân tăng kali máu cần xác định đây là tình trạng cấp cứu và cần đảm bảo 3 bước ACB trong cấp cứu nói chung.

Theo dõi điện tâm đồ,huyết áp và SpO2 để đánh giá toàn trạng bệnh nhân

Xét nghiệm ure, creatinin và điện giải đồ, tình trạng nhiễm acid chuyển hoá theo dõi chức năng thận

Đặc biệt theo dõi kali huyết thanh một cách thường quy 2-3 tiếng

Về điều trị  cần ngừng cung cấp kali dưới mọi hình thức từ chế độ ăn ,các thuốc
có chứa kali , ngừng và tránh các thuốc có tác dụng giữ kali  như nhóm lợi tiểu giữ kali, nhóm ức chế men chuyển angiotensin ,  hoặc nhóm  thuốc gây tái phân phối kali như Succinylcholine.

Điều trị các yếu tố làm chuyển kali ra ngoài tế bào (toan hóa máu, thiếu insulin, tăng áp lực thẩm thấu) .Theo dõi và xử trí các ổ nhiễm khuẩn vì chúng là tác nhân gây tăng Kali máu

Về mặt nội khoa đối với tăng kali máu mức độ nhẹ và vừa  chúng ta có thể dùng các hạt tranh chấp kali như Kayexalate, resonium A 20-30g uống mỗi 4 – 6h cùng với thuốc nhuận tràng. Hoặc dùng Canxi resonium có tác dụng trao đổi canxi với kali qua thành ruột.
Khi có tăng Kali máu nặng mà  có sự thay đổi trên ECG hoặc Kali máu > 6,5 mmol/l thì phải thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch và  cho ngay 10ml Canxi gluconate 10%  trong 2 phút. Lập lại sau mỗi 15 phút, nhiều nhất là 5 lần cho đến khi ECG trở về bình thường (tối đa là 50ml) phối hợp dùng  Sử dụng 10 đơn vị Insulin nhanh pha trong 50ml glucose 30% tiêm tĩnh mạch trong 10 phút bởi Insulin có tác dụng đưa Glucose vào tế bào và khi đó kéo theo ion Kali vào cùng.

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng calci, mắc bệnh lý tiểu đường không thể sử dụng glucose, có thể  chỉ định khí dung 10 mg Salbutamol, sau đó hai giờ có thể cho thêm một liều thứ hai 20 mg dùng nhóm thuốc Lợi tiểu Furocemide tiêm tĩnh mạch để giảm nồng độ Kali máu .

Bên cạnh đó các bạn cần chú ý truyền Natri bicarbonate để điều trị tăng kali máu đối với các bệnh nhân bị suy thận mạn tính bởi bicarbonat chính là cation giúp kiềm hóa máu .
Khi điều trị nội khoa thất bại cần lọc máu cấp cứu thậm chí phương pháp này còn được  chỉ định khi hình ảnh điện tâm đồ bệnh lý không biến mất hoặc bệnh nhân bị tiêu cơ vân, ngộ độc digoxin…Tuy vậy phương pháp này chỉ  áp dụng  được ở các đơn vị y tế có phương tiện thiết bị.

Bên cạnh đó Bác sỹ Chu Hòa Sơn hiện đang giảng dạy tại trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur nhấn mạnh tăng kali máu do rất nhiều nguyên nhân gây ra,việc chẩn đoán và điều trị cần hết sức khần trương và tích cực và các bạn cần đến các cơ sở Y Tế có trang thiết bị để khám và điều trị .Việc chủ động phòng tránh là hết sức quan trọng, bạn cần có chế độ ăn hợp lý và chủ động khám sức khỏe định kỳ cũng như kiểm tra các bệnh lý về thận để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn: Y khoa việt

Có thể bạn quan tâm

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?5 (100%) 1 vote Hiện đang là thời …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *