Sán lá gan là một loại giun ký sinh trong Gan, nó có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh và thường bị chẩn đoán nhầm với ung thư gan.
- Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
- Biện pháp gì giúp phòng chống bệnh sơ gan?
- Mức độ sử dụng bia rượu bao nhiêu là an toàn?
Thông tin về bệnh sán lá gan
Con đường lây nhiễm sán lá gan
Đường lây là trứng sán lá gan lớn từ phân người bệnh ra môi trường ngoài, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Vì vậy, người chỉ là vật chủ ký sinh tình cờ do khi ăn thực vật sống dưới nước như: rau ngổ, rau rút hoặc cần hoặc ốc khi đun nấu ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt hoặc ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi mà trong nước có ấu trùng sán lá gan.
Trong môi trường tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống phải các nang trùng này sẽ bị bệnh.
Sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan, ấu trùng đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan để sinh trưởng và phát triển ở đấy chúng tiết ra các các chất độc phá hủy nhu mô gan gây áp-xe gan.
Theo kênh thông tin Y tế cho biết, sau một thời gian từ 2 – 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán trưởng thành có thể chui vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng ở đấy và suốt trong thời gian dài (khoảng 10 năm) nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật.
Biển hiện của gan bị nhiễm sán
Bệnh sán lá gan lớn gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi mắc nhiều nhất là 30 – 40 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (từ 2 – 2,5 lần). Hầu hết triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn gây ra không có gì đặc biệt, tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác (do ký sinh trùng, vi khuẩn), thường mệt mỏi, có sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỉ lệ khoảng 70%)), đau nhẹ ở hạ sườn phải (tỉ lệ chiếm 70 – 80%), đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau. Một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa (chán ăn, phân không thành khuôn, tiêu chảy). Một số trường hợp có dị ứng da (20 – 30%), biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.
Bệnh sán lá gan lớn gây áp-xe gan rất dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan, áp-xe gan do amíp hoặc áp-xe gan do vi khuẩn hoặc có thể do sỏi đường mật gây nên.
Ăn chín uống sôi để phòng ngừa bệnh sán lá gan
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh sán lá gan cần ghi nhớ
Khi xác định là bệnh do sán lá gan lớn cần điều trị càng sớm càng tốt tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Khi áp-xe gan không điều trị kịp thời có thể áp-xe bị vỡ vào màng phổi, vỡ vào màng bụng, thành bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm độc rất nguy hiểm cho tính mạng.
Với những bước tiến về kiến thức Y học thì hiện nay đã có thuốc đặc trị bệnh sán lá gan, tuy nhiên vẫn cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự mua thuốc để điều trị.
Để tránh mắc bệnh sán lá gan, mọi người không ăn rau sống, canh, ốc nấu chưa chín. Không uống nước chưa đun sôi. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn