Tập môn thể dục nào vừa không làm cho cơn đau tim tái phát vừa tốt cho sức khỏe là thắc mắc của những người mắc bệnh tim mạch?
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt Tatanol
- 8 món ăn giải trừ độc tố ở gan trong mùa lạnh
- Những thực phẩm bổ dưỡng giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh
Người mắc bệnh tim mạch nên tập môn thể dục nào?
Theo kiến thức học, việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng không phải bài tập thể dục nào cũng tốt bởi nếu như tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh có thể bộc phát cơn đau tim. Vì vậy việc lựa chọn một môn thể thao phù hợp với bệnh tim mạch là thật sự cần thiết.
Đi bộ
Có thể nói đi bộ là môn thể thao thích hợp nhất đối với người mắc bệnh tim mạch khi mới bắt đầu tiến hành tập thể dục. Bởi việc đi bộ là hình thức tập luyện đơn giản, dễ dàng, không yêu cầu phương tiện đặc biệt nào cũng như không quá tốn sức và nó rất tốt cho sức khỏe.
Để việc đi bộ đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên đi nhanh hơn một chút để nhịp tim tăng thay vì chỉ đi nhẹ nhàng. Khi nào thấy ra mồ hôi và hơi thở gấp một chút thì đi chậm lại. Rồi lại tiếp tục đi nhanh như ban đầu.
Nếu mới tập có thể đi 1-2 chu kỳ nhanh chậm, sau khi quen nên tăng lên. Mỗi ngày đi bộ chừng 30-60 phút là tốt nhất.
Chạy chậm
Với những động tác đơn giản, không tốn nhiều sức lực, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập mà còn giúp cho trái tim khỏe mạnh cùng việc các cơ, xương, khớp được vận động đó là môn chạy chậm.
Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh khi tập môn thể thao chạy chậm cần chạy chậm khi bắt đầu, sau đó nhanh dần. Cần lưu ý điều chỉnh để bước chạy vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.
Khí công, yoga
Bộ môn này rất tốt cho sức khỏe toàn thân nhất là tim mạch bởi đặc trưng môn thể dục này chỉ là những hoạt động nhẹ nhàng, mềm dẻo nên không phải hoạt động quá sức. Hơn nữa, bộ môn này còn tác động đến hoạt động thần kinh trung ương đến hệ hô hấp giúp bạn thư giãn tinh thần nên có tác dụng tốt đến sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.
Bơi lội
Bơi lội cũng là hình thức tập luyện phù hợp với người mắc bệnh tim mạch. Bởi khi bơi bơi các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động nên các mạch máu được massage, thúc đẩy sự lưu thông khí huyết giúp điều trị và phòng bệnh về tim mạch hiệu quả.
Khi bạn bơi với tư thế nằm thẳng dưới nước sẽ làm cho máu từ chân về tim, não tốt hơn. Sẽ phát huy hiệu quả hơn khi bạn bơi ở bể bơi có nước ấm, nóng. Luôn thực hành theo phương châm: khởi động từ từ và kết thúc từ từ.
Lưu ý: không nên lặn ngụp hoặc bơi thi vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.
Những lưu ý để tập thể dục phát huy tác dụng
Những lưu ý để tập thể dục phát huy tác dụng
Theo thông tin y tế, việc tập thể dục là rất tốt cho cơ thể nhưng không phải lúc nào tập cũng tốt mà cần phải có kế hoạch khoa học thì những bài thể dục bạn tốt mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch thì điều này càng quan trọng nếu không còn có tác dụng ngược lại làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi người bệnh tim mạch tập thể dục để đạt hiệu quả:
- Nên tập thể dục sau khi ăn hoặc uống thuốc chừng 1 giờ.
- Khi mới bắt đầu nên tập nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi, sau đó mới tăng dần cường độ. Nếu vì bận hoặc có vấn đề về sức khỏe phải ngừng việc tập thể dục, khi tập lại nên tập nhẹ nhàng như khi mới bắt đầu, rồi tăng dần cường độ.
- Điều đầu tiên cần làm trước khi tập thể dục đó là khởi động 5 phút, việc này sẽ giúp cho người tập làm nóng cơ thể và phát huy hiệu quả tối đa bài tập. Sau khi tập xong cần nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi.
- Sau khi tập xong bạn tắm thì không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và nên tắm sau khi nghỉ ngơi ít nhất chừng 1 giờ.
- Ngoài những yếu tố trên thì lựa chọn địa điểm tập cũng rất quan trọng. Bạn nên tập ở nơi thoáng mát, không khí trong lành để tập. Tránh tập thể dục ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của bạn, gây khó thở, tức ngực.
- Nếu cảm thấy đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói… hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác trong hoặc sau khi tập cần ngưng tập thể dục. Nếu sau nghỉ ngơi, các triệu chứng khó chịu không giảm cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn