Đột quỵ là một căn bệnh với những hệ quả để lại vô cùng nguy hiểm, nó có có thể gây mất cảm giác nửa người, hôn mê, thậm chí xảy ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Bệnh viêm xoang có bị lây không?
- Những điều cần biết về bệnh viêm xoang
- Ngộ độc rượu chứa Methanol có biểu hiện như thế nào ?
Đột quỵ là sự đột ngột ngưng trệ dòng máu lên não khiến cho tế bào não bộ ngừng hoạt động. Người bị đột quỵ có thể mất cảm giác nửa người, hôn mê, thậm chí xảy ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận biết đột quỵ
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện được những dấu hiệu đột quỵ sớm sau sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu nguy hiểm đáng kể:
- Mặt: Nếu quan sát kỹ khuôn mặt người bệnh sẽ thấy thiếu cân xứng, miệng bị méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với khi bình thường, nếp mũi má bên yếu thường rũ xuống, khi cười hoặc nói sẽ nhận thấy dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt một cách rõ ràng.
- Tay: Người bệnh đột quỵ sẽ có cảm giác tê mỏi tay, khó khăn trong thực hiện các thao tác ngay cả những taho tác sinh hoạt quen thuộc. Ngoài tay chân có có dấu hiệu như đi lại khó khăn và nặng nề hơn bình thường, dễ bị vấp ngã mà không nhấc chân lên được,…
- Lời nói: Giọng nói người bệnh rít và ngọng bất thường, môi, lưỡi bị tê cứng, nói chậm, nói ú ớ không rõ ràng và phải gắng sức khi nói.
- Dấu hiệu về nhận thức: người bênh có những biểu hiện rối loạn ý thức rõ rệt, tai ù đi, không nhận thức được những gì xung quanh.
- Dấu hiệu thần kinh: người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội, đây là triệu chứng nặng, khá phổ biến ở những bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu.
- Dấu hiệu thị lực: người bệnh mờ hoặc giảm thị lực cả hai mắt hay một mắt, bởi vì người thân không biết rõ những dấu hiệu này nên hỏi bệnh nhân, nếu có dấu hiệu này, cần phải đưa bệnh nhân đi tới các cơ sở y tế khám ngay.
- Dấu hiệu đau: ngoài dấu hiệu đau đầu, thì bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu đau khác như: đau thắt ngực, tim đập nhanh, rất khó chịu.
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao?
Theo các thông tin y học, bệnh đột quỵ có thể xuất hiện ở bất kì ai và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn cả:
Người cao tuổi: Đối với những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ. Do ở người cao tuổi mọi chức năng sinh lý đã thuyên giảm, đặc biệt người cao tuổi còn có nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh rối loạn chuyển hóa – đây là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường: Tăng huyết áp gây ra tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, thêm vào đó là tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp khiến cho thành mạch bị dày lên, tích tụ lâu dần làm bít tắc các mạch máu não gây ngừng trệ việc cung cấp máu lên não.
Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ: những người có tiền sử người trong gia đình bị nhồi máu cơ tim hoặc bị cơn thiếu máu não thoáng qua.
Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gián tiếp gây ra đột quỵ bởi khói thuốc khiến tăng huyết áp dao động. Trong khi tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.
Người béo phì: Béo phì là nguyên nhân gây các bệnh về tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipit máu. Do đó, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một khi đã bị bệnh đột quỵ, việc điều trị vô cùng khó khăn, phức tạp. Mặt khác, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng là một quá trình tập luyện lâu dài và cần kiên trì. Do đó, tầm soát sớm để ngăn chặn nguy cơ là cách để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ hữu hiệu nhất.
Thầy Lê Trọng Phương – Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng tư vấn: “Mỗi người cần đi khám định kỳ để tầm soát chỉ số huyết áp, đường huyết và các thành phần mỡ máu.Các bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn tận gốc những yếu tố nguy cơ. Đồng thời cần thiết thay đổi lối sống, cách ăn uống khoa học, tránh ăn nhiều chất béo để giảm cholesterol trong máu và giảm huyết áp. Không nên hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, tích cực vận động thể lực”.
Cũng theo ý kiến của một chuyên gia khác là ông Nguyễn Bách Tùng – trưởng khoa Dược – Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: ” hiện nay các loại thuốc trên thị trường chỉ giúp hỗ trợ điều trị, chưa thể chữa dứt điểm đột quỵ, vậy nên mọi người cần giữ cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh này”
Mong rằng với những kiến thức mà Y Khoa Việt cung cấp, các bạn đã có thêm kiến thức để phát hiện sớm khi bệnh nhân chẳng may bị đột quỵ.
Nguồn: THPT Quốc Gia 2017