Bệnh viêm loét miệng hầu như ai cũng bị nó gây đau rát và khiến bạn cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Vậy có cách nào để bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng không?
- Bỏ túi các bí kíp giúp trẻ tăng sức đề kháng vào thời điểm giao mùa
- Khám phá công dụng tuyệt vời của Bí bỏ đối với sức khỏe con người
- Chữa bệnh bằng cây bông ổi liệu bạn đã biết?
Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng
Theo tin tức Y tế mới nhất thì vẫn chưa có nguyên nhân thực sự gây viêm loét miệng. Tuy nhiên, người ta cho rằng có một số yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát của bệnh như:
- Tổn thương miệng do bàn chải quá to, quá cứng hay vô tình cắn phải vào lưỡi, lợi,.. dẫn đến bị nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, và nấm miệng.
- Viêm loét miệng do thức ăn, gia vị có tính acide cao hay do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolat, cà phê, dâu trứng,…
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng.
- Do dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng.
- Do thay đổi nội tiết trong chu kì kinh nguyệt đối với phụ nữ
- Hoặc có thể do căng thẳng, mệt mỏi, stress dẫn đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nhiều.
Viêm loét miệng nên ăn gì?
Nói chung nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1- 2 tuần mà không để lại di chứng gì. Tuy vậy, bạn cũng không đươc xem nhẹ đâu nhé cần có một chế độ ăn uống của mỗi người là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến bị lở miệng. Vậy lở miệng nên ăn gì là tốt nhất?
Đầu tiên, bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô, có thể uống thêm nước trà xanh có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét miệng
Ngoài ra có thể uống một số loại nước mát như bột sắn dây, nước dâu ngô… làm giảm nhiệt miệng nhanh chóng. Hay là những bài thuốc từ thức ăn, rau quả hằng ngày như:
- Cà chua
Cà chua là loại quả có tính thanh và ngọt nhẹ có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, vì vậy bạn thể dùng cà chua để ăn sống mỗi ngày hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày, uống từ 2 – 4 lần/ ngày rất tốt cho người bị nhiệt miệng.
- Khế
Khế là loại quả có vị chua do đó có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt, giúp thanh nhiệt, lưu ý là chỉ nên sử dụng khế chua để trị bệnh thay vì khế ngọt. Có thể lấy từ 2 – 3 quả đem cắt lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Mỗi ngày dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng vài phút sau đó nuốt dần.
- Rau xanh và hoa quả
Người bị lở miệng nên bổ sung ăn hoa quả và rau xanh nhiều hơn. Nhất là những loại rau diếp cá, rau má: ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, để thanh mát cho cơ thể; hoa quả thì nên ăn: cam, chanh, dưa hấu, thanh long,..
- Các loại hạt, đỗ
Bạn nên sử dụng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.
- Thịt gia cầm
Bệnh viêm loét miệng nên ăn những món dễ ăn mà không làm đau rát vết viêm loét. Thịt vịt, thịt ngan có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị viêm loét miệng
Ngoài ra, khi bị viêm loét miệng nên hạn chế ăn các món chiên xào, kho nướng vì những món này chứa khá nhiều dầu mỡ, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể càng nóng hơn, xuất hiện nhiều vết loét. Tránh dùng các đồ uống có gas, rượu bia, kiêng các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng,..
Việc ăn uống có thể giúp bệnh lở miệng nhanh khỏi, theo kiến thức Y học bạn nên dành thời gian đến bệnh viện, trung tâm nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn