Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Cách phòng và trị bệnh viêm giác mạc hiệu quả

Cách phòng và trị bệnh viêm giác mạc hiệu quả

Cách phòng và trị bệnh viêm giác mạc hiệu quả
Bình chọn:

Bệnh viêm giác mạc là căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến mù lòa suốt đời. Vì thế để điều trị cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp phù hợp.

alotin.vn_1404196338_ngant20121151525150_0

Nguyên nhân của bệnh viêm giác mạc

  • Chấn thương: do hạt thóc, lá lúa, bùn đất bắn vào mắt trong nông nghiệp, do bụi đá, bụi kim khí… trong công nghiệp, hoặc trong sinh hoạt như trẻ em đùa nghịch, vật nhọn đâm vào mắt…
  • Ðiều trị mắt phản khoa học: Dùng búp tre đánh mộng mắt, đắp ếch, nhái vào mắt.
  • Do biến chứng của bệnh mắt hột: Giác mạc bị lông quặm đâm vào.
  • Khô mắt do thiếu vitamin A, thường gặp ở những trẻ bị suy dinh dưỡng.

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc

  • Cảm giác cộm mắt, nhức mắt: Mắt đau nhức nhối  âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau.
  • Cảm thấy chói mắt, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt lại, không dám mở mắt.
  • Chảy nước mắt giàn giụa, nhìn mờ dần: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy giàn giụa.
  • Thị lực giảm.
  • Giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa ( nhìn vào lòng đen mắt có đốm trắng đục, lòng trắng thì đỏ mắt).
  • Cách phòng bệnh viêm giác mạc
  • Khi làm việc trong điều kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt cần đeo kính bảo hộ cẩn thận.
  • Khi bị mắc các bệnh về mắt như lông quặm, viêm mủ túi lệ … thì cần điều trị ngay.
  • Đọc rõ thông tin bệnh và phát hiện ra bệnh viêm giác mạc sớm nhất như mắt đỏ, thị lực giảm, chảy nhiều nước mắt, chói mắt sợ ánh sáng … để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

benh-ve-mat-thuong-gap3

Cách điều trị viêm giác mạc

  • Ngay sau khi bị chấn thương nên lấy dị vật ra nếu dị vật ở nông.
  • Rửa mắt nhiều lần bằng nước muối sinh lí (0.9%) hoặc nước sôi để nguội.
  • Nhỏ thuốc kháng sinh: Chloramphenicol 0.4% hoặc Sunlfacilum 20% hoặc Gentamicin 0.3%, nhỏ từ 4 – 6 lần trong 1 ngày.
  • Tra mỡ Tetracyclin 1% ngày 2 lần trước khi ngủ.
  • Tuyệt đối không tra hoặc dùng corticoid dưới bất cứ hình thức nào.
  • Trường hợp nặng có thể dùng kháng sinh uống hoặc tiêm, sau đó chuyển người bệnh lên tuyết trên để điều trị.
  • Trường hợp tổn thương nông và gọn thì nên theo dõi trong 1 – 2 ngày sau, theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam nếu bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực giảm 8/10 cần chuyển người bệnh lên tuyến chuyên khoa mắt để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *