Danh mục
Trang chủ >> Làm đẹp >> Những điều chưa biết về collagen

Những điều chưa biết về collagen

Những điều chưa biết về collagen
5 (100%) 1 vote

Collagen được biết đến trong các lĩnh vực làm đẹp từ tóc, da, cơ thể và là nguyên liệu chính trong nhiều loại mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng. Vậy vai trò thực sự của collagen là gì?

Collagen là gì?

Vai trò của Collagen là gì?

Collagen có vai trò là gì?

Nghe về collagen đã nhiều nhưng chắc hẳn không nhiều người biết bản chất của collagen cũng như những tác dụng thực sự của hoạt chất này.

Collagen là một loại protein quan trọng của cơ thể, collagen chiếm 25% tổng lượng protein cơ thể và chiểm đến 70% cấu trúc da và chiếm 90% cấu tạo biểu bì. Chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất thường được ứng dụng trong những phương pháp làm đẹp.

Riêng đối với làn da, collagen được xem như là chất keo kết nối các tế bào dưới da, do vậy collagen có vai trò quyết định độ săn chắc, mịn màng của da. Lượng collagen đầy đủ, phù hợp sẽ giúp da săn chắc  và ngược lại thiếu collagen sẽ khiến cho da trở nên thô sần, nhăn nheo, lão hóa.

Với mạch máu: Collagen là chất giúp đề phòng xơ cứng động mạch và tăng huyết áp

Với mắt: Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Do vậy khi tuổi cao lượng collagen giảm sẽ làm cho giác mạc hoạt động kém, thủy tinh thể mờ dần do chất Amino bị lão hóa.

Với xương: Collagen là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương giúp liên kết các khung xương với nhau tạo  nên sự chác khỏe dẻo dai cho xương, nên khi collagen suy yếu sẽ giảm tính đàn hồi và dẻo dai của xương.

Với sụn: Collagen chiếm tới 50% trong cơ cấu thành phần của sụn khớp. Nên nếu thiếu collagen sẽ làm cho cấu trúc sụn suy giảm làm cho chức năng nâng đỡ, giảm ma sát của sụn giảm gây thoái hóa khớp nhanh, biến dạng xương.

Với tóc và móng chân – tay: Collagen là chất dinh dưỡng hỗ  trợ hoạt động của chất sừng. Nên thiếu collagen sẽ gây ra những biểu hiện tóc khô xơ, gãy rụng, móng chân móng tay khô cứng, sần sùi, dễ gãy.

Với hệ miễn dịch và não bộ: Collagen tăng cường hoạt động của não, hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch

Có nên bổ sung collagen và bổ sung như thế nào?

Trên thực tế, collagen sẽ mất dần đi theo thời gian, bắt đầu từ tuổi 25 da sẽ mất dần collagen, các vấn đề về da do suy giảm collagen là điều tất yếu xảy ra: Nếp nhăn xuất hiện, da sạm tối, cơ chảy nhão, mí mắt sụp… Do vậy nhiều phụ nữ chọn cách bổ sung collagen với mục đích cải thiện trẻ hóa làn da, làm chậm lại quá trình lão hóa.

Theong thông tin Y tế cho biết, về nguồn gốc của collagen bổ sung chủ yếu được chiết xuất từ da động vật, sụn động vật, vảy cá… Trong đó, collagen được tinh chế từ sụn, da cá được đánh giá  là có hàm lượng collagen cao hơn cả.  Để bổ sung  collagen trong cơ thể có 3 hình thức chủ yếu là: Tăng cường chế độ dinh dưỡng với thực phẩm giàu collagen, tiêm collagen dưới da, uống collagen tinh chế để bổ sung.

Ứng dụng collagen trong việc làm đẹp

Ứng dụng collagen trong việc làm đẹp

Đối với hình thức tiêm collagen dưới da chi phí cao, tác dụng có thời hạn nên phải điều trị định kỳ, chỉ có tác dụng tại vùng được tiêm nên thường chỉ được dùng để điều trị cục bộ như điều trị vết nhăn sớm trên da mặt.

Bổ sung bằng thực phẩm có vẻ an toàn và dễ thực hiện, tuy nhiên đặc điểm của những thực phẩm chứa collagen thường chứa nhiều chất béo ( da heo, da bò, da cá…) và hàm lượng collagen cũng rất thấp nên để đảm bảo lượng collagen thì sẽ cần ăm số lượng lớn. Như vậy người sử dụng dễ có nguy cơ thừa cân và béo phì.

Collagen tinh chế là đường dùng phổ biến hơn cả với ưu điểm dễ thực hiện, hiệu quả cao, tác dụng toàn thân. Collagen là dạng protein hòa tan trong nước nên lượng dư thừa sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Việc bổ sung Collagen tốt nhất dùng theo chỉ định của bác sĩ và lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng, massage chăm sóc da…cũng là cách giữ nguồn collagen sẵn có trong cơ thể.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tại sao không nên nặn mụn ở “tam giác tử thần” trên khuôn mặt?

Tại sao không nên nặn mụn ở “tam giác tử thần” trên khuôn mặt?Bình chọn: …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *