Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Những lưu ý khi xử trí tai biến sau tiêm chủng phổ biến

Những lưu ý khi xử trí tai biến sau tiêm chủng phổ biến

Những lưu ý khi xử trí tai biến sau tiêm chủng phổ biến
5 (100%) 2 votes

Phát hiện, xử trí tai biến sau tiêm chủng kịp thời là một trong ba bước đảm bảo an toàn tiêm chủng, cùng với tiêm an toàn và bảo quản, vận chuyển vắc xin an toàn.

Dấu hiệu nhận biết phản ứng sau tiêm chủng

Mặc dù các phản ứng sau tiêm chủng xuất hiện với tỷ lệ thấp, việc nhận biết chúng bằng các biểu hiện trên lâm sàng vẫn đóng một vai trò quan trọng. Theo dõi sau tiêm chủng trong vòng 30 phút là việc bắt buộc đối với tất cả mọi trường hợp, cần có sự giám sát của cán bộ nhân viên y tế. Quá trình theo dõi còn phải tiếp tục thực hiện tại nhà, kéo dài đến hết 24 giờ sau tiêm chủng. Trẻ em cần được người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ như bố mẹ trực tiếp theo dõi.

Các phản ứng thông thường sau tiêm chủng:

  • Sốt nhẹ: Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông thường sau khi tiêm vắc xin có thể gặp biểu hiện sốt nhẹ và tự giới hạn. Nhiệt độ cơ thể hiếm khi vượt quá 38,5 độ C.
  • Đau, sưng tại chỗ tiêm: các phản ứng tại chỗ thường tự lành trong vòng vài ngày, thường dưới một tuần. Đôi khi, người được tiêm chủng có thể đau sâu tới tận khớp xương gần vị trí được tiêm, có thể cần dùng các thuốc giảm đau theo đúng chỉ định.
  • Bầm tím, chảy máu chỗ tiêm: do giảm tiểu cầu, thường nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng nề, chảy máu nhiều, vết bầm tím lan rộng cần đưa đến cơ sở y tế.
  • Viêm hạch bạch huyết: thường gặp sau khi tiêm phòng lao khoảng 2 – 6 tháng. Lâm sàng có thể gặp một hoặc nhiều hạch sưng to, có thể xuất hiện lỗ rò, chảy dịch viêm ra bên ngoài. Vị trí thường gặp nhất là hạch lympho vùng nách.
  • Hội chứng màng não cấp tính: đây là phản ứng sau tiêm chủng thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng như rối loạn ý thức, thay đổi hành vi, mệt lả người, giảm trương lực thoáng quá và có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu các triệu chứng xuất hiện lặp lại, kéo dài hoặc trẻ có biểu hiện tím tái, ngất hay bất tỉnh, người nhà cần đưa trẻ nhập viện để được xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Các phản ứng nguy hiểm sau tiêm chủng:

  • Sốc phản vệ: là một biến chứng nặng nề, thường xuất hiện sớm trong hoặc ngay sau tiêm phòng. Người bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng như kích thích vật vã, nổi ban đỏ, phù mặt, môi, khó thở, đau đầu, co giật, hôn mê, đau bụng cấp, khó bắt mạch,… Lúc này cần khẩn trương tiến hành xử trí sốc phản vệ sau tiêm chủng theo quy định của bộ y tế.
  • Phản ứng phản vệ: thường xảy ra sớm trong những giờ đầu sau tiêm chủng. Triệu chứng thường gặp bao gồm thở khò khè, nổi ban đỏ, phù mặt hay phù toàn thân. Phản ứng phản vệ là trường hợp nguy hiểm, có thể dẫn tới sốc phản vệ thực sự nên cần được theo dõi và xử trí kịp thời.
  • Sốt cao: được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể đo được trên 38,5 độ C. Trong trường hợp này, người được tiêm chủng nên được đảm bảo cung cấp đủ dịch, phối hợp với việc hạ sốt bằng phương pháp vật lý như lau mát toàn thân hay sử dụng các thuốc hạ sốt an toàn như paracetamol, ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Áp xe vùng tiêm: vị trí tiêm sờ thấy đau, mềm, lùng bùng, có thể có dịch chảy ra. Áp xe nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng.

Theo kiến thức y học, thông thường sau khi tiêm vắc xin có thể gặp biểu hiện sốt nhẹ và tự giới hạn

Hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng

Theo dõi tại điểm tiêm chủng: Việc theo dõi sau tiêm chủng phải được thực hiện trong vòng 30 phút tại điểm tiêm chủng, áp dụng với tất cả mọi người. Cán bộ y tế cần được phân công để giám sát, hướng dẫn người nhà hoặc người được tiêm chủng nhận biết các dấu hiệu bất thường như:

  • Bứt rứt, khó chịu
  • Sốt cao
  • Trẻ nôn, trớ
  • Vết đỏ tại vị trí được tiêm lan rộng, ngứa, hay tiếp tục chảy máu
  • Nổi ban đỏ

Theo dõi sau tiêm chủng tại nhà: Thời gian theo dõi tại nhà sau tiêm chủng cần đạt ít nhất 24 giờ. Nếu đối tượng được tiêm chủng là trẻ em, người theo dõi phải là người trưởng thành và biết cách chăm sóc trẻ. Các đặc điểm cần theo dõi bao gồm:

  • Các dấu hiệu toàn thân như tinh thần, tri giác
  • Nhiệt độ
  • Tần số thở và kiểu thở
  • Phát ban toàn thân
  • Biểu hiện tại vị trí tiêm

Lưu ý khi xử trí phản ứng sau tiêm chủng

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyên bạn dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý ngưng, thay đổi liều thuốc hay phối hợp thuốc

Nguyên tắc chung khi xử trí các phản ứng sau tiêm chủng là đảm bảo thực hiện tốt việc theo dõi sau tiêm chủng. Quá trình theo dõi cần được kéo dài từ điểm tiêm chủng đến tại nhà. Việc này đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công của việc xử trí các phản ứng tiếp sau đó.

Đối với các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng và điều trị các triệu chứng là những việc cơ bản cần làm. Nếu các triệu chứng không cải thiện và có xu hướng biểu hiện nặng nề hơn cần được đưa đến các cơ sở y tế. Một số điểm lưu ý khi sử dụng thuốc tại nhà:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý ngưng, thay đổi liều thuốc hay phối hợp thuốc.
  • Không dùng các loại lá để đắp vào vị trí tiêm, tránh gây nhiễm trùng, tạo ổ áp xe.

Đối với các phản ứng nặng nề sau tiêm chủng, cán bộ y tế cần phải nhanh chóng tiến hành cấp cứu, xử trí và điều trị theo quy trình xử lý phản ứng sau tiêm chủng.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị5 (100%) 1 vote Bệnh khô mắt …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *