Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Những lưu ý về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Những lưu ý về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Những lưu ý về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh
5 (100%) 1 vote

Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một túi mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống.

Những lưu ý về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Những lưu ý về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ nứt đốt sống

Khi trẻ sơ sinh bị tật nứt đốt sống với một túi thần kinh phía trên cột sống. Trẻ sẽ có nhiều cơ hội sống hơn nếu được mổ sớm trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Trong cuộc mổ đầu tiên này, bác sĩ sẽ đẩy các dây thần kinh vào trong ống tủy, đóng lổ hở nhằm tránh nhiễm trùng và bảo vệ cột sống.

Tuy nhiên, việc điều trị vẫn chưa kết thúc sau ca mổ đầu tiên. Với các trẻ bị thoát vị tủy, các tổn thương thần kinh không thể hồi phục vì vậy cần được tiếp tục tư vấn và chăm sóc từ các bác sĩ thuộc các chuyên khoa bệnh học khác nhau như bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa…do các vấn đề liên quan đến chức năng vận động và các hoạt động của ruột và bàng quang.

Những vấn đề gặp ở trẻ nứt đốt sống

Tật nứt đốt sống nói riêng và các dị tật của ống thần kinh nói chung có thể dự phòng bằng uống axit folic. Tuy nhiên điều quan trọng là phải uống ít nhất là trước khi thụ thai một tháng và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thực tế rất khó trong việc định trước thời gian mang thai do đó các nhà khoa học khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai tốt nhất nên uống đều đặn acid folic với liều từ 0,4 – 1 mg/ngày, với liều này cho phép giảm thiểu tới gần một nửa số trường hợp khuyết tật của ống thần kinh. Đối với những bà mẹ có nguy cơ cao sinh con bị loại dị tật này như đã sinh con bị dị tật ống thần kinh, sử dụng thuốc chống động kinh như valproic acid…cần dùng liều cao hơn. Trong trường hợp này cần được các bác sĩ tư vấn cụ thể.

Những vấn đề gặp ở trẻ nứt đốt sống

Những vấn đề gặp ở trẻ nứt đốt sống

Tương lai của trẻ nứt đốt sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất phải kể đến là mức độ nặng nhẹ và vị trí của tật, kế đến là kết quả của việc điều trị, phục hồi chức năng và săn sóc cho trẻ và cuối cùng là vai trò của gia đình và cộng đồng đối với trẻ. Trẻ mắc tật nứt đốt sống ở vị trí càng cao thì mức độ tổn thương trên tủy sống càng nặng, trẻ càng bị liệt nhiều hơn. Nếu trẻ bị thêm não úng thủy thì khả năng sống của trẻ càng thấp. Đối với những trường hợp bị tật nứt đốt sống nặng sẽ có ít nhất 1 trong từ 4 đến 5 trẻ sẽ chết trong những tháng đầu sau sinh. Những trẻ bị tật nứt đốt sống ở vị trí thấp trên lưng sẽ ít bị liệt hơn và có nhiều cơ may để sống một cuộc sống bình thường. Với sự hỗ trợ tốt của gia đình và cộng đồng trẻ có thể đi học, làm được nhiều việc và khi lớn lên trẻ có thể lập gia đình và có con. Thường ở những trẻ này khả năng tự săn sóc phát triển chậm. Điều này một phần do chính tình trạng khuyết tật của trẻ nhưng một phần vì cha mẹ trẻ thường giúp trẻ làm tất cả mọi việc dẫn đến thói quen ỷ lại và thụ động trong các công việc hằng ngày. Do đó cha mẹ thay vì làm giúp trẻ mọi việc thì cần phải động viên và giúp trẻ tự làm được càng nhiều việc càng tốt cho trẻ.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *