Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Bệnh hô hấp >> Tìm hiểu những thông tin về tật dính thắng lưỡi

Tìm hiểu những thông tin về tật dính thắng lưỡi

Tìm hiểu những thông tin về tật dính thắng lưỡi
5 (100%) 1 vote

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đây lại là dị tật thường không được phát hiện sớm. Trẻ thường không được phát hiện sớm vào những tháng đầu sau sinh.

Dính thắng lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuốt và phát âm của trẻ.

Dính thắng lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuốt và phát âm của trẻ.

Những thông tin chung về tật dính thắng lưỡi

Theo các Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhỏ ở dây thắng lưỡi (hoặc phanh lưỡi, hãm lưỡi). Trong trường hợp này, dây thắng lưỡi sẽ bị ngắn, dày hoặc chắc một cách bất thường làm giới hạn hoạt động của lưỡi hoặc kéo lưỡi dính sát vào sàn miệng.

Dính lưỡi có thể ảnh hưởng ít nhiều đến ăn uống, nói và nuốt ở trẻ. Dị tật này gặp ở 1-10% dân số.

Dính thắng lưỡi gặp nhiều hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ (từ 1,1:1 đến 3:1). Hầu hết các trường hợp được cho là xảy ra ngẫu nhiên hơn là do di truyền. Tật này cũng thường xuất hiện đơn độc mặc dù đôi khi có đi kèm với một số dị tật khác như hở vòm hoặc đột biến gen TBX22.

Phân độ của dính thắng lưỡi

Hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác nào dành cho dính thắng lưỡi và tồn tại nhiều bảng phân độ. Trong đó, bảng phân độ của Kotlow là dễ sử dụng và phổ biến nhất. Cụ thể, độ dài của phần lưỡi di động ở trẻ sơ sinh bình thường sẽ lớn hơn 16mm. Từ đó, bảng phân độ của Kotlow chia thành các dạng sau:

  • Phân độ I: dính lưỡi nhẹ khi phần lưỡi di động từ 12 – 16mm.
  • Độ II: dính trung bình khi phần lưỡi di động từ 8 – 11mm.
  • Phân độ III: dính nặng khi phần lưỡi di động từ 3 – 7mm.
  • Độ IV: dính hoàn toàn khi phần lưỡi di động nhỏ hơn 3 mm.

Tuy nhiên, bảng phân độ của Kotlow không hữu dụng ở trẻ lớn, khi chức năng của lưỡi cũng cần được xem xét đánh giá. Có những trẻ dính lưỡi theo phân độ Kotlow nhưng về chức năng hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Từ đó, Hazelbaker đã phân độ dính lưỡi dựa trên giải phẫu và chức năng để đưa ra khuyến cáo có nên tiến hành thủ thuật hay không đối với từng trường hợp.

Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế là dấu hiệu rẻ bị dính thắng lưỡi.

Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế là dấu hiệu rẻ bị dính thắng lưỡi.

Các đặc điểm có thể gặp ở người dính thắng lưỡi

Biểu hiện lâm sàng của tật dính lưỡi khá đa dạng. Một số các dấu hiệu điển hình ở trẻ bị dính thắng lưỡi giúp bạn có thể sớm nhận biết như:

  • Bé gặp khó khăn khi bú.
  • Thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường.
  • Lưỡi của con không thể di chuyển sang hai bên.
  • Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên.
  • Khi bé khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V.
  • Lưỡi của bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1–2mm.

Dính thắng lưỡi không phát hiện sớm có thể gây ra các bất lợi cho trẻ. Khả năng bú sữa là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Trẻ có thể bú kém hơn do thời gian bú kéo dài, khó ngậm được núm vú, chảy sữa khi bú, dẫn đến chậm lên cân. Bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ đau núm vú cho người mẹ.

Khi trẻ lớn hơn, tật dính lưỡi có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển giọng nói. Trẻ sẽ khó phát âm các từ như: l, r, t, d, n.

Người ta vẫn chưa thể dự đoán được ảnh hưởng của tật dính lưỡi hay bệnh nhân nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tật này. Một số vấn đề khác ở bệnh nhân dính lưỡi bao gồm khó ăn một số loại thức ăn như kem (không liếm được), chơi một số loại nhạc cụ (sáo, kèn trumpet…), và một số vấn đề răng miệng…

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *