Tình trạng gãy xương có thể xảy ra bất kỳ ai, khiến cho tình trạng sức khỏe trở lên tồi tệ hơn, do đó việc nắm rõ được cách sơ cứu gãy xương sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị và phục hồi về sau.
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi tại các địa phương
- Viêm xoang căn bệnh không thể bỏ qua
- Những thực phẩm giúp da sạch mụn hết nếp nhăn
Nguyên nhân gây gãy xương
Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gãy xương
Theo chuyên mục kiến thức Y học, Gãy xương là tình trạng rất thường gặp, xảy ra khi một trong các xương nứt hoặc gãy thành nhiều mảnh do nhiều yếu tố khác nhau, do tác động của một lực vào xương, lực này có thể bắt đầu từ bên ngoài của cơ thể là trực tiếp hay gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp: Xương có thể bị gãy do rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp tới xương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do bom đạn, tai nạn sinh hoạt, tai nạn do tập thể dục thể thao, tai nạn học đường…
Nguyên nhân Gián tiếp: Trường hợp này thường là do xương phải chịu áp lực của cơ thể và sức chống đỡ của xương bị gãy nơi chịu tác động chấn thương gây ra, thường gặp trong các trường hợp như: ngã chống tay xuống đất, các ngón tay buộc phải duỗi hết sức, phần đầu dưới của xương quay phải chịu sức ép giữa mặt đất và sức nặng của cơ thể dẫn đến hiện tượng gãy xương.
Bên cạnh đó xương cũng có thể bị gãy do một vài bệnh lý như: bệnh viêm xương mạn tính, loãng xương, lao xương, u xương, xương thủy tinh.
Việc gãy xương trong nhiều trường hợp thường không đe dọa tới tính mạng, tuy nhiên người bị gãy xương cần phải được sơ cứu và điều trị đúng phương pháp, càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị và phục hồi xương trở lên dễ dàng hơn.
Các bước tiến hành sơ cứu người bị gãy xương
Nếu bạn nghi ngờ một người bị gãy xương, hãy tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
Cầm máu: Trường hợp người bị gãy xương chảy máu do xương chọc vào thì cần phải tiến hành việc cầm máu trước, hãy nâng khu vực bị thương và dùng băng vô trùng, vải hoặc mảnh quần áo sạch ép chặt lên vết thương.
Cố định vùng bị chấn thương: Trường hợp người bị gãy xương ở cổ hay lưng thì cần phải giữ họ ở nguyên vị trí và gọi điện cấp cứu, bởi đây là nơi có rất nhiều dây thần kinh, nếu di chuyển người bệnh sẽ có nguy cơ tác động vào dây thần kinh sẽ khiến tình trạng trở lên tồi tệ hơn. Nếu nghi ngờ người bệnh bị gãy xương tay hoặc chân, hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp hoặc băng vải đeo trước ngực.
Chườm lạnh: Tiến hành chườm lạnh vào khu vực bị thương nhằm giảm cơn đau cho người bị gãy xương, bỏ đá lạnh vào một miếng vải sạch và chườm vào khu vực bị thương trong khoảng 10 phút/lần.
Trấn an người bệnh: bạn hãy giúp người bệnh có tư thế thoải mái nhất, thuyết phục họ nghỉ ngơi và trấn an họ. Bạn cũng có thể đắp mền hoặc quần áo cho người bệnh để giữ ấm.
Gọi cấp cứu: gọi 115 hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để họ được điều trị đúng cách.
Sơ cứu người bị gãy xương
Nếu người đó không thở hoặc bất tỉnh, hay cả hai triệu chứng trên, bạn hãy gọi cấp cứu và hô hấp nhân tạo. Các trường hợp bạn nên gọi cấp cứu ngay như:
- Bạn nghi ngờ gãy xương ở đầu, cổ và lưng
- Xương gãy chọc ra khỏi da
- Chảy máu nhiều
- Việc đưa người bệnh đi cấp cứu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Việc nắm được những bước sơ cứu người bị gãy xương là rất có ích với mọi người, bởi tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với mọi đối tượng, có thể xảy ra với chính người thân xung quanh bạn. Biết cách xử lý, sơ cứu đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và khả năng phục hồi sau này. Hi vọng những thông tin y tế trên là bổ ích đối với các bạn đọc!
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn