Tình trạng nắng nóng kéo dài trong những ngày tới cảnh báo tia UV rất cao (độ 8 đến 10), đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.
- HOT: Lười vệ sinh răng miệng khiến đàn ông yếu sinh lý
- NÓNG: Sắp có vắc xin ngừa sâu răng
- Mức độ sử dụng bia rượu bao nhiêu là an toàn?
Những tác hại từ tia UV trong ngày nắng nóng
Những tác hại từ tia UV trong ngày nắng nóng
Tia UV (Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X. Ngoài tác dụng giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể, ở liều lượng vừa phải tia cực tím có thể kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể,…
Tuy nhiên, tia cực tím ẩn chứa nhiều tác nhân gây hại đến làn da và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, chỉ số UV tại TPHCM và Đông Nam Bộ đạt mức rất cao là 8–10 (mức cao nhất là 12). Nếu tiếp xúc trực tiếp khoảng 25 phút có thể gây ra tình trạng bỏng. Do đó, người dân ra đường trong thời gian này cần có những biện pháp bảo vệ phù hợp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11h đến 15h. Thông tin y tế này cũng được đăng tải trên nhiều trang tin tức và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.
Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ UV thì các tác hại phổ biến của tia UV với làn da như: gây đen, sạm, nám, tàn nhang, lão hóa sớm cho da. Ngoài ra, tia UV còn làm tăng độ nhạy cảm trên da, khiến da trở nên mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc bỏng rát da; gây ra và thúc đẩy bệnh ung thư da.
Thực tế, ngay cả khi chỉ số tia UV không quá cao, thì vẫn có khoảng 80% người đã bị lão hóa da trong khoảng 20 năm đầu đời, do không được phòng chống tác hại của tia UV đúng cách.
Cách phòng chống tác hại từ tia UV hiệu quả
Cách phòng chống tác hại từ tia UV hiệu quả
Bôi kem chống nắng khi ra ngoài
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Kem chống nắng toàn thân có 2 loại chính: Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Kem chống nắng hóa học sử dụng một số thành phần hóa chất có khả năng thấm hút nhanh, tạo ra một màng lọc tia UV và phân hủy tia UV trước khi chúng xâm nhập và làm hại đến da. Tuy nhiên, loại kem này có độ bền không cao, cần bôi lên da 30 phút trước khi ra nắng và bôi lại sau 2 – 3 tiếng sử dụng.
Kem chống nắng vật lý chứa thành phần kẽm oxit và titan đi-oxit khá lành tính nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là gây bết dính da, nổi mụn và để lại vết trắng gây mất thẩm mỹ trên da.
Sử dụng công cụ chống nắng cơ học
Khi ra đường vào những hôm nắng nóng, bạn nên che chắn bằng cách đội mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng để bảo vệ da.
Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại cho sức khỏe nhưng hiệu quả mang lại không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da, gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn