Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng ngày càng tăng lên theo các năm. Vì vậy việc phân chia các giai đoạn của ung thư miệng là rất cần thiết trong việc chữa trị.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết việc phát hiện bệnh ung thư miệng ở người bệnh đang ở giai đoạn nào giúp cho các dễ dàng theo dõi và đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như đề ra phương án điều trị phù hợp.
Sơ lược về bệnh ung thư miệng
Bệnh ung thư miệng là 1 trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 20.000 người mới mắc bệnh này, chiếm khoảng 6 – 15% trên tổng số các ca bệnh về ung thư. Đây là căn bệnh gọi chung cho những bệnh về các cơ quan trong khoang miệng như: ung thư lưỡi, ung thư môi và ung thư niêm mạc má.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng chủ yếu là: người bệnh sử dụng rượu bia quá nhiều, dùng thuốc lá trong thơi gian dài, nhai trầu thuốc, nhiễm virus Herpes, virus HPV, thiếu máu Fanconi, vệ sinh răng miệng kém, răng giả không phù hợp,…
Đa số các bệnh nhân khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn cuối do ở giai đoạn đầu bệnh ung thư miệng không có cảm giác đau nên căn bệnh này cũng khá khó phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu: xuất hiện những vết loét sâu ở lưỡi, môi, niêm mạc má, gây đau đớn, chảy máu hoặc đôi khi là không có bất kỳ khó chịu nào. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ có những triệu chứng đau đớn, nuốt đau, ù tai, đau tai, khàn giọng, xuất hiện hạch cổ,…
Nếu như bệnh ung thư miệng được phát hiện sớm có thể điều trị bằng cách kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và xạ trị. Đến giai đoạn muộn, các bác sĩ có thể kết hợp giữa xạ trị và phẫu thuật hoặc xạ trị và hóa trị để giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
Các giai đoạn bệnh ung thư miệng
Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn giai đoạn bệnh ung thư miệng được xác định dựa trên kích thước khối u, sự xâm lấn đến các tổ chức xung quanh, di căn đến các hạch lympho hoặc các mô khác. Bác sĩ thường xác định giai đoạn bằng cách nội soi cổ họng hoặc chụp x-quang, CT hay cộng hưởng từ,…
Giai đoạn I và II: khối u khá nhỏ, kích thước thường dưới 4 cm, chủ yếu phát triển tại chỗ, chưa lan rộng ra khoang miệng, những tổ chức lành xung quanh hay các hạch bạch huyết ở cổ. Nguy cơ di căn hạch ở giai đoạn này cũng không cao, chỉ khoảng 20 – 30%, kích thước hạch thường dưới 3cm, có thể di động và ấn vào không có cảm giác đau.
Giai đoạn III và IV: khối u phát triển lớn (trên 4cm hoặc kích thước bất kỳ), xâm lấn ra các tổ chức xung quanh miệng, lan ra ngoài miệng và di căn đến nhiều nơi trên cơ thể như xoang, da, hàm trên, hàm sau, hộp sọ,… Tỉ lệ di căn hạch khá cao: 60 – 70%, hạch lớn trên 6cm, có một hoặc nhiều hạch, ít di động. Bệnh còn có thể di căn đến những cơ quan rất xa như gan, xương, thận, não,… ở giai đoạn cuối với những cơn đau đớn khiến người bệnh gần như ngã quỵ.
Mỗi giai đoạn của bệnh ung thư miệng phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và là căn cứ để để các Bác sĩ có thể xác định được trình trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bởi vậy, việc xác định đúng bệnh và giai đoạn ung thư là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sức khỏe tính mạng của bệnh nhân ung thư miệng.