Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Những triệu chứng thường gặp khi bị thấp huyết áp

Những triệu chứng thường gặp khi bị thấp huyết áp

Những triệu chứng thường gặp khi bị thấp huyết áp
Bình chọn:

Huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng, gây ra những bất tiện và khó chịu cho người bệnh, nếu không biết cách đề phòng và chữa trị có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong.

remedies-to-cure-low-blood-pressure-1435889237432

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp

Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

Khi cơ thể gặp lạnh, mưa. Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Biểu hiện của Huyết áp thấp

  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
  • Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.
  • Suy giảm khả năng tình dục
  • Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
  • Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc

Phòng ngừa huyết áp thấp

Uống nhiều nước: Theo chuyên gia Y khoa Việt Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.

1df728ef68-1-huyet-ap-thap1

Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì…

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp: ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không hòa tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nên hạn chế uống rượu, bia, chất có cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Chỉ trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.

 

Có thể bạn quan tâm

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?5 (100%) 1 vote Hiện đang là thời …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *